Đầu tư chứng khoán có lời? Nhưng là "lời xin lỗi" của chủ tịch Bùi Thành Nhơn!
Xôn xao khắp nơi tin chủ tịch Novaland viết một bức tâm thư. Chuyện đúng lạ: “Khách hàng trễ nợ thì phạt hợp đồng, chủ đầu tư trễ nợ thì viết tâm thư”?
TÓM TẮT LẠI SỰ VIỆC
Các tài khoản tiền mặt của nhiều dự án do Novaland đảm nhận đang bị tạm khóa tại nhiều ngân hàng, công ty không thể thực hiện thanh toán theo kế hoạch. Thay vì tìm cách xoay sở, bán tài sản để trả nợ thì ông Nhơn mong muốn nhận được sự hỗ trợ và đồng hành của tất cả các chủ nợ để vượt qua được khó khăn hiện tại.
Đối với việc xử lý các gói trái phiếu phát hành trong nước, họ vẫn đang thu xếp nguồn tiền để thanh toán phần lãi đến hạn, dù đã thanh toán đầy đủ phần lãi đến hạn và đề xuất các phương án bao gồm giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu trong thời gian phù hợp. Nhưng về việc thực hiện bổ sung tài sản đảm bảo, NVl vẫn đang gặp khó trong việc thỏa thuận với các bên cho vay và đã tiến hành thương lượng việc bổ sung tài sản đảm bảo cho các bên cho vay trong thời gian qua.
SỰ KIỆN NÀY ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN?
Trong trường hợp NVL phá sản và không còn đủ điều kiện để trả nợ, những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu NVL hay các cá nhân đang sở hữu BĐS sẽ là người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì với tình cảnh này rất có thể Nhà đầu tư có khả năng phải chấp nhận cảnh mất trắng hoặc bị đóng băng tài sản trong một vài năm tới.
Các ngành liên quan mật thiết như xây dựng thi công hay vật liệu xây dựng đồng dạng cũng như vậy. Doanh thu sẽ giảm một cách chóng mặt và tiến vào trạng thái gần như là bị tê liệt toàn bộ. Điều này sẽ như một quân domino đầu tiên đổ vỡ và sẽ kéo theo cả nền kinh tế bước vào suy thoái vì nó liên quan đến rất nhiều các doanh nghiệp lớn ở các ngành nghề khác nhau hay thậm chí là các ngân hàng đã tham gia bơm vốn cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng không hề dễ chịu.
Việc các doanh nghiệp vay nợ lớn để gia tăng quy mô tài sản đã xuất hiện rất nhiều tiền lệ trong quá khứ như HAG cũng đã từng vay nợ để tham gia đầu tư vào BĐS rồi sau đó “ Chìm tàu ” hay SJS đã phải bãi nhiệm Tổng giám đốc vì kinh doanh trái quy định hơn 20 ha đất dự án Nam An Khánh,... và còn rất nhiều những trường hợp khác nữa. Hầu hết các doanh nghiệp này đều chọn cách giải quyết là bán ra những tài sản giá trị rồi xin hoãn, giãn nợ lại chờ đợi đến khi thị trường ấm lên trở lại. Nhưng cũng có những trường hợp tồi tệ dẫn đến các doanh nghiệp bị phá sản hoàn toàn.
LIỆU CÓ ÁNH SÁNG NÀO NƠI CUỐI ĐƯỜNG HẦM?
Cách giải quyết ở đây đối với doanh nghiệp có lẽ là chấp nhận bán các tài sản giá trị để chi trả cho các bên chủ đầu tư cũng như các nhà đầu tư cá nhân để hoàn vốn lại cho họ và tiếp tục xin giãn nợ đối với các ngân hàng hay quỹ lớn từ nước ngoài để tiếp tục cầm cự chờ qua “ mùa đông ” khắc nghiệt này.
Còn đối với các nhà đầu tư cá nhân tôi nghĩ biện pháp tốt nhất hiện tại chỉ là dần dần buông tay và chấp nhận đớn đau cắt một lần để dứt hẳn và tìm kiếm lại những câu hội tốt hơn dù biết rằng rất nhiều người đã phải đi vay vốn ngân hàng với lãi suất cao để tham gia đầu tư. Nhưng nó vẫn tốt hơn là ngồi trông mong một động thái nào đó không hề có cơ sở của NVL. Hoặc bị đóng băng hoàn toàn tài sản và chấp nhận còng lưng ra gánh nợ của ngân hàng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận