Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Lượng xe đến đăng kiểm sụt giảm 70-80%, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội buộc phải cho nhân viên làm việc luân phiên, thậm chí vận động nhân viên nghỉ việc không lương…
Muốn nhảy việc cũng khó
Đi làm thì ít việc, nhảy việc cũng không xong là tình cảnh của anh N.V.P. (đăng kiểm viên tại một trung tâm đăng kiểm trên địa bàn Hà Nội) đang phải chịu đựng nhiều tháng qua.
“Tôi thuộc nhóm bị khởi tố nhưng đang được tại ngoại. Hồi đầu năm, trung tâm thiếu nhân lực nên trưng dụng quay lại làm việc. Đi làm nhưng bất cứ khi nào cơ quan điều tra triệu tập lại phải có mặt. Căng thẳng, mệt mỏi nhưng vẫn còn hơn nghỉ nhà lấy đâu ra tiền?”, anh P. buồn bã kể.
Thế nhưng tình hình càng trở nên “căng thẳng” với đăng kiểm viên trung tuổi này sau chủ trương tự động gia hạn cho xe cá nhân, các trung tâm đều rơi vào tình trạng “ế khách”.
Hơn 10h ngày 18/9, sân Trung tâm Đăng kiểm 29.08D đã không còn một xe nào đến đăng kiểm |
“Biết tôi là lao động chính trong nhà, lãnh đạo trung tâm tạo điều kiện cho đi làm đủ buổi nhưng do vắng khách nên không còn hệ số phụ cấp tăng thêm. Thu nhập giờ chỉ còn nguyên lương với vỏn vẹn hơn 4 triệu đồng/tháng.
Số tiền quá ít ỏi nhưng muốn nghỉ việc, xin nơi mới cũng khó vì “chẳng nơi nào dám nhận” một người mà án tù… đang treo lơ lửng”, anh P. ngậm ngùi.
Theo người nhân viên này, dù sao anh vẫn còn được đi làm đủ ngày công. Trong khi nhiều đồng nghiệp đã phải làm việc luân phiên hoặc được vận động nghỉ không lương suốt 3 tháng qua.
Tình trạng các trung tâm đăng kiểm "dài cổ" ngóng xe xảy ra mấy tháng gần đây. Chỉ hơn 10h ngày 18/9, tại Trung tâm Đăng kiểm 29.08D (Hoài Đức, Hà Nội) đã không còn xe.
3 dây chuyền đăng kiểm của Trung tâm 29.08D bỏ không |
Ông Trần Nguyên Sinh, Giám đốc Trung tâm cho biết, khi Thông tư 08 có hiệu lực thì sản lượng xe đến đăng kiểm tại trung tâm giảm tới 70-80%.
“Bắt đầu từ 15/6- 15/9, số xe đến đăng kiểm giảm khoảng 75%. Trung bình mỗi ngày chỉ tiếp nhận 30 – 40 xe. Chúng tôi đã phải cho “đắp chiếu” 1 trong tổng số 3 dây chuyền hiện có.
Sản lượng sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động. Vì trung tâm đăng kiểm do tư nhân đầu tư, có doanh thu mới trả được lương, không có thì đương nhiên bị giảm lương, giảm thu nhập”, ông Sinh nói.
Theo ông Sinh, ở Hà Nội hiện có khoảng 10 trạm đã phải cho nhân viên nghỉ luân phiên (50-50) các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7, chủ nhật trạm phải đóng cửa.
“Tại trung tâm tôi làm giám đốc, chủ đầu tư vẫn chấp nhận bù lỗ. Bình thường hưởng nguyên lương nhưng giai đoạn này động viên anh em nghỉ phép không lương, giảm thu nhập tuỳ theo từng tháng. Ví dụ như hiện nay, có trường hợp tổng thu nhập một tháng chỉ hơn 4 triệu, giảm 30- 50% so với trước đây”, ông Sinh cho hay.
Doanh nghiệp bán trạm đăng kiểm
Rơi vào cảnh tương tự, ông Bùi Minh Kiên, Phụ trách Trung tâm Đăng kiểm 29.11D (Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, hiện trung tâm còn 8 đăng kiểm viên. Do ít việc, trung tâm vận động 1 đăng kiểm viên nghỉ không lương, 1 đăng kiểm viên mới tốt nghiệp chưa phân công công việc, số còn lại trung tâm bố trí nghỉ luân phiên.
Nhân viên dù đã được bố trí nghỉ luân phiên nhưng vẫn ngồi chơi chờ xe đến |
“Tháng 8, trung tâm đăng kiểm chưa tới 1.000 xe. Có những ngày không nổi 20 xe đến làm. Thu nhập anh em giảm quá nửa cộng với những cuộc điều tra liên miên thời gian qua khiến tâm lý nhiều anh em cũng chán nản.
Chúng tôi cũng không giữ chân nếu anh em muốn tìm bến đỗ mới. Oái oăm, nhiều anh em rơi vào cảnh đi không được (thuộc nhóm đăng kiểm viên tại ngoại, vụ án đang trong giai đoạn điều tra) mà ở lại thì thoi thóp cùng doanh nghiệp.
Như chỗ tôi vẫn còn cầm cự được, tôi biết có nơi “ông chủ” đã phải bán trạm”, ông Kiên cho hay.
Trước tình cảnh khó khăn này, lãnh đạo các trung tâm đăng kiểm đều kiến nghị, Bộ GTVT thúc đẩy các cơ quan liên quan sớm ban hành quy định điều chỉnh mức giá đăng kiểm mới, theo thời giá thị trường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường