Đại biểu HĐND TP. Hà Nội: Với giá đất như hiện nay, người dân đi làm cả đời cũng không mua được 20 m2
“Với giá đất hiện nay, người dân đi làm cả đời không mua được 2 chục mét vuông đất. Tôi cho rằng, cần phải hình thành quy chế đấu giá mới cho phù hợp", Bí thư huyện ủy Phúc Thọ Nguyễn Doãn Hoàn đề nghị.
Thời gian qua, tình trạng "thổi giá", phá đấu giá" đất xảy ra tại nhiều địa phương tại Hà Nội, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế- xã hội của địa phương.
Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hà Nội được tổ chức ngày 9/12, ông Nguyễn Doãn Hoàn, Bí thư huyện ủy Phúc Thọ (TP. Hà Nội), cho rằng cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm vụ “phá đấu giá” tại Sóc Sơn (Hà Nội) để làm gương.
Theo ông Hoàn, việc "thổi giá" "phá đấu giá" đất như thời gian qua đã gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Một số đối tượng đã thổi giá bất động sản (BĐS) gây nên sốt ảo, nhiều vùng quê giá đất lên đến hơn 100 triệu đồng/m2. Mới đây, huyện Thạch Thất đã tổ chức đấu giá đất với giá trúng cao nhất gần 200 triệu đồng/m2. Dù nơi đây dù có nhiều làng nghề nhưng giá cũng chỉ khoảng 100 triệu đồng/m2 là phù hợp. “Tôi cho rằng chỉ vài hôm nữa, các đối tượng trúng đấu giá lại sẽ bỏ cọc”, ông Hoàn chia sẻ.
Đại biểu Nguyễn Minh Đức tại phiên thảo luận tổ
Ông Hoàn cũng cho rằng, "thổi giá đất", "đầu cơ đất" như hiện nay đã gây lãng phí tài nguyên của thành phố. Thực tế, nhiều khu vực đấu giá đất xong bỏ hoang 10-15 năm, rồi các khu đô thị "ma" không người ở. Điều này đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế- xã hội của cả vùng.
“Với giá đất hiện nay, người dân đi làm cả đời không mua được 2 chục mét vuông đất. Tôi cho rằng, cần phải hình thành quy chế đấu giá mới cho phù hợp", ông Hoàn đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, năm 2024 nổi lên hiện tượng và chỉ Hà Nội có đó là "thổi giá", "phá đấu giá" đất. Thậm chí, phiên đấu giá đất tại Sóc Sơn thổi giá đến 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ ngang là bất thường.
Một lô đất vừa được đấu giá tại Hà Nội
Đại biểu Nguyễn Minh Đức đề nghị chính quyền thành phố cần làm rõ động cơ của tình trạng thổi giá, đưa giá BĐS lên cao khiến người dân không thể mua được. "Qua tìm hiểu tôi thấy có nhóm lợi ích ở đây. Do đó, Công an TP. Cần điều tra, xử lý nghiêm tình trạng thổi giá đất, làm thất bại các cuộc đấu giá. Đồng thời, khơi thông thị trường BĐS, đưa giá đất về giá trị thực", ông Nguyễn Minh Đức đề nghị.
Như báo Tiền Phong đã thông tin, ngày 30/11 UBND huyện Thanh Oai đã tổ chức đấu giá 22 lô đất ở tại xã Đỗ Động (huyện Thanh Oai). Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 85m2 đến 135m2 với giá khởi điểm từ 5,3 triệu đồng/m2. Hình thức đấu giá là bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng, ít nhất 6 vòng bắt buộc. Bước giá mỗi vòng từ 5 triệu đồng/m2.
Các vòng đầu, việc đấu giá diễn ra bình thường. Đến vòng thứ 8, giá cao nhất được trả là 70,3 triệu đồng/m2 nhưng do khách hàng đồng loạt bỏ cuộc nên các lô đất đấu giá đều không thành công. Hiện UBND huyện Thanh Oai đã đề nghị cơ quan công an xác minh vụ việc có dấu hiệu “phá đấu giá” hay không”.
Trước đó, ngày 29/11, huyện Sóc Sơn đã tổ chức đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn). Tại phiên đấu giá, đến vòng 5 có 3 thửa được trả giá tới 30 tỷ đồng/m2. Tuy nhiên, đến vòng 6 những người này đã bỏ ngang khiến phiên đấu giá phải dừng lại.
Liên quan đến đấu giá đất tại Hà Nội, ngày 3/12, Cơ quan CSĐT (Công an TP. Hà Nội) đã tạm giữ hình sự 5 đối tượng về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.
UBND huyện Sóc Sơn cho rằng, có dấu hiệu "phá" đấu giá nên đã đề nghị cơ quan công an điều tra.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường