Cú 'đạp phanh' thận trọng của Techcombank
Sáng 23/4, tại Hà nội, Ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã tổ chức đại hội đồng cổ đông 2023. Vì sao ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận 2023 giảm, tiếp tục không chia cổ tức và giá cổ phiếu về thấp, Ban lãnh đạo liệu có mua vào …là những vấn đề cổ đông quan tâm.
Đạp phanh lợi nhuận 22.000 tỷ
Hiếm ĐHCĐ nào phần “lễ” trôi qua nhanh như tại Techcombank, thay vào đó,Ban lãnh đạo ngân hàng này đi thẳng đến phần trình bày của CEO Techcombank và phần Q &A. giữa những người điều hành cùng các cổ đông nhỏ lẻ .
Theo CEO Techcombank Jens Lottner trong chiến lược 5 năm (2021 – 2025), Techcombank đã đề ra rất rõ 3 trụ cột chính trong quá trình chuyển đổi, phát triển của ngân hàng gồm “Số hóa - Dữ liệu và Nhân tài”. “Năm 2023 sẽ là điểm bùng nổ của quá trình chuyển đổi. Trong 2 năm qua, ngân hàng đã tập trung vào việc xây dựng các khả năng nền tảng như triển khai các nền tảng cốt lõi mới như điện toán đám mây, xây dựng và nâng cấp cơ sở dữ liệu vượt trội trong toàn ngành ngân hàng. Techcombank hiện đã sẵn sàng chuyển mình”, ông Jens Lottner, Tổng giám đốc của ngân hàng chia sẻ.
CEO TJens Lottner Techcombank đã sẵn sàng chuyển mình |
Ban lãnh đạo của Techcombank nhận định nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với khá nhiều biến động khó khăn tiềm ẩn do cả nền kinh tế trong nước và quốc tế. Dù thanh khoản thị trường đã có dấu hiệu cải thiện so với thời điểm cuối năm ngoái, nhưng môi trường lãi suất vẫn ở mức cao. Tín dụng và huy động đều tăng trưởng rất thấp. Tương tự, nhu cầu ở các thị trường đầu tư như trái phiếu vẫn ở mức thấp. Đây là những yếu tố không thuận lợi cho toàn ngành ngân hàng trong năm 2023.
Đại hội cổ đông Techcombank 2023 |
Trong bối cảnh đó, Techcombank không lựa chọn chạy đua tăng trưởng hay lợi nhuận, mà chọn tiếp tục kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, nâng cao quản trị rủi ro và gian lận trên toàn hệ thống. Đó cũng là lý do mục tiêu lợi nhuận năm 2023 của Techcombank được đặt ở mốc 22.000 tỷ đồng.
Tính chung, có khoảng 10 câu hỏi của cổ đông được đưa ra, với mấy nhóm vấn đề sau: giá cổ phiếu TCB thấp bằng một nửa trước đây ( đóng cửa 22/4 giá trên 28 ngàn đồng/cp), Ban lãnh đạo có ý định mua lại cổ phiếu quỹ không? Tại sao Techcombank tiếp tục không chia cổ tức dù lợi nhuận lớn, việc trích lập các quỹ dự phòng có hợp lệ? Rồi cho vay bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp hiện đang thế nào, có rủi ro ? Ngân hàng có kịch bản gì đề phòng trong trường hợp khi phụ thuộc nhiều nguồn CASA
Chủ tịch Hồ Hùng Anh “tôi quan tâm hơn tới giá trị phát triển của tổ chức” |
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cho biết, tại ĐHĐCĐ năm nay, HĐQT ngân hàng đã trình kế hoạch phân phối lợi nhuận, trong đó bổ sung hơn 32 nghìn tỷ vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ , theo đó, khi cần thiết sẽ điều chỉnh tăng vốn.
Về cổ tức tiền mặt, theo ông Hùng Anh, việc thực hiện còn phụ thuộc vào chỉ số an toàn vốn, mức độ đầu tư phát triển của ngân hàng. Với số vốn để lại, ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư để tạo ra giá trị. “Tôi từng nói với năm 2013 là 10 năm sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt. Năm nay vừa đúng năm thứ 10, tôi chưa thể nói gì sắp tới, nhưng mọi việc có thể xem xét”. Ông Hùng Anh nhấn mạnh, quan trọng là làm sao đảm bảo quyền lợi dài hạn cho cổ đông, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả. Đối với các quyền lợi của cổ đông, như cổ tức, giá cổ phiếu, ngân hàng vẫn luôn quan tâm, xem xét.
Nói về định giá hiện tại của cổ phiếu TCB, ông Hùng Anh nói: “Tôi cũng quan tâm tới giá cổ phiếu TCB, nhưng tôi quan tâm hơn tới giá trị phát triển của tổ chức. Tôi luôn tin rằng giá trị tương lai của Techcombank sẽ gấp 5, gấp 10 lần hiện tại. Nếu đầu tư dài hạn, không có gì phải suy nghĩ. Còn nếu đầu tư ngắn hạn, đó không phải là sở trường của tôi”.
Một cổ đông Techcombank cho rằng, giá cổ phiếu TCB đã giảm một nửa, ngân hàng nên thực hiện mua cổ phiếu quỹ. Chủ tịch Techcombank cũng chia sẻ vừa qua HĐQT ngân hàng cũng đã có ý định này. Tuy nhiên, vừa qua khi làm việc với Bộ Tài chính, NHNN thì hiện nay chưa có quy định hướng dẫn, mà đang hoàn thiện. Do đó, ngân hàng sẽ đợi thông tin hướng dẫn chính thức, sau đó sẽ xem xét tiếp kế hoạch này.
Cho vay bất động sản là một trong những mảng trụ cột của Techcombank, và mảng kinh doanh này đang bị ảnh hưởng lớn trong thời gian qua khi lãi suất tăng cao, thanh khoản co hẹp. Mặc dù vậy, về dài hạn Techcombank vẫn đánh giá thị trường bất động sản rất tích cực khi tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn thấp, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nhà ở chỉ 5%. Ngân hàng này tự tin tiếp tục phát triển mạnh ở mảng này, bên cạnh việc đa dạng hóa các mảng khác.
ĐHCĐ bỏ phiếu |
Kết thúc ĐHCĐ, CEO Techcombank Jens Lottner đã có buổi gặp gỡ trao đổi nhanh cùng báo chí. Trước lo ngại về tốc độ CASA giảm gần một nửa so với 55% trước đây, liệu có tác động mạnh đến lĩnh vực cho vay trọng yếu của ngân hàng là bất động sản, ông Jens Lottner cho hay Techcombank đã có những tính toán và có sự dịch chuyển, ngân hàng sẽ mở rộng sang các lĩnh vực và đối tượng doanh nghiệp khác và đồng thời cũng luôn sẵ n sàng có kịch bản về thanh khoản. CEO Techcombank khá tự tin khi cho biết việc đánh giá tín nhiệm hạ bậc của Moody đối với Techcombank về bản chất cũng phản ánh bức tranh kinh tế Việt Nam đồng thời, có lên thì có xuống, về quan điểm, Techcombank không thấy ảnh hưởng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận