Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
KẾT QUẢ KINH DOANH 2024 ẤN TƯỢNG
Tính đến Quý 4.2024, thật bất ngờ khi CTG đã vượt mặt VCB và vươn lên TOP 1 Lợi Nhuận toàn ngành khi đạt 9.792 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2024, Lợi Nhuận đạt 25.342 tỷ, vượt mặt BID để đứng top 2 toàn hệ thống.
Điểm sáng của CTG trong 2024 đến từ tăng trưởng tín dụng khi đạt mức 16.9%, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành là 15%. Mặc dù tín dụng tăng, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt khi tính đến Q4.2024, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1.25% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng đến 171% (tỷ lệ an toàn cao nhất hệ thống)
Giá cổ phiếu của CTG cũng ghi nhận tăng trưởng hơn 30% nếu tính từ đầu 2024, hiện giá CTG đóng cửa tại phiên 11/3 là 42.600 đồng. Vậy cổ phiếu CTG có còn hấp dẫn để đầu tư nữa không?
TRIỂN VỌNG 2025
1. Tăng trưởng tín dụng 2025 tiếp tục cao hơn mức TB của ngành
Theo SSI Research, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 17,5% trong năm 2025, lên 2,03 triệu tỷ đồng. Mục tiêu của Ngành thì là 16%. Động lực tăng trưởng sẽ đến từ:
- Phân khúc bán buôn: trong bối cảnh xu hướng giải ngân đầu tư công đang được đẩy mạnh, CTG sở hữu nhiều lợi thế lớn khi là ngân hàng quốc doanh có chi phí vốn thấp. Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng mảng bán buôn còn đến từ nhu cầu vay vốn tăng mạnh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, doanh nghiệp FDI, các dự án BĐS Khu công nghiệp và năng lượng tái tạo. (trong năm 2024, tăng trưởng tín dụng mảng này đạt 16.8%)
- Phân khúc bản lẻ: Đây là phân khúc tích cực nhất của CTG trong Quý 4.2024. Cho vay kinh doanh hộ gia đình và cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt là 62%, tăng 7.4% và 27.3%, tăng 10.4%. Bước sang 2025, kỳ vọng BĐS phục hồi, kinh tế tăng trưởng kích thích nhu cầu vay tăng lại, sẽ là động lực cho CTG ở phân khúc này.
Thời gian gần đây, CTG cũng đang chuyển dịch sang cho vay bản lẻ hơn. Điều này giúp NIM được cải thiện trong các năm tới
2. Tỷ lệ nợ xấu thấp – Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt tạo nên sự khác biệt
Thông tư 02 không được gia hạn đã tạo ra nhiều khó khăn cho 1 số ngân hàng, nhưng với CTG thì hầu như không quá bị ảnh hưởng. Tính đến cuối 2024, tổng các khoản vay tái cơ cấu đạt 1.800 tỷ đồng và đã được dự phòng đầy đủ theo Thông tư 02/06
Tỷ lệ nợ xấu 2025 được dự báo tiếp tục giảm từ 1.25% xuống 1.15%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục cải thiện từ 170,7% lên 189%.
Bên cạnh đó, CTG cũng đã xử lý được khoảng nợ xấu 86.100 tỷ từ 2019. Điều này sẽ góp phần lớn giúp CTG giảm đi chi phí dự phòng trong 2025, EPS từ đó cũng sẽ tăng trưởng tích cực.
3. Tăng vốn là yêu cầu cấp thiết
CTG đang là Ngân hàng có vốn nhà nước có hệ số CAR thấp trong ngành ở mức 9,5% vì vậy nhu cầu tăng thêm vốn mới để đáp ứng yêu cầu là rất cấp thiết để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng
CTG cũng cho biết dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu và chờ NHNN phê duyệt
GÓC NHÌN CHỈ SỐ P/B
CTG hiện đang giao dịch với P/B trượt là 1,50 lần, thấp hơn các mức P/B trượt hiện tại của VCB và BID (lần lượt ở mức 2,62 và 2,03 lần)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường