Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Trong Q1/2025 vừa qua, MSN là mã cổ phiếu thuộc rổ VN30 có hiệu suất sinh lời kém nhất khi giảm 1 mạch từ vùng 80 xuống vùng 60. Mặc dù KQKD của DN này vẫn giữ xu hướng hồi phục nhưng giá CP lại giảm. Có nhiều thông tin tác động lên CP trong giai đoạn vừa qua, hãy cùng Đức tìm hiểu trong bài viết này Anh/Chị nhé:
1. Về KQKD:
- Doanh thu thuần ghi nhận 22,7 nghìn tỷ (+9% svck). Trong đó, các mảng đóng góp chính vào doanh thu vẫn là MCH, WinCommerce, MSR và MML.
- Lợi nhuận gộp quý này cải thiện lên mức 7 nghìn tỷ, giúp cho LNST của MSN ghi nhận 691 tỷ đồng (+1279% svck).
- Lũy kế cả năm 2024, MSN ghi nhận doanh thu đạt 83,1 nghìn tỷ (hoàn thành 92% kế hoạch) và lợi nhuận đạt 1,9 nghìn tỷ (hoàn thành 50% kế hoạch). So với năm 2023 thì doanh thu tăng trưởng 6% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 378%.
- Các chi phí phát sinh trong kỳ Q4/2024 vẫn được MSN tiết giảm tốt.
- Về xu hướng KQKD, MSN vẫn đang duy trì xu hướng phục hồi từ Q1/2024. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng duy trì tăng về mức 31% và 18%.
Hình 1: Xu hướng DT và LN của MSN
2. Về BCTC:
Trong quý này, tổng tài sản của MSN ghi nhận giảm từ 154 nghìn tỷ xuống còn 147 nghìn tỷ. Chủ yếu do trong quý, DN đã hoàn tất deal bán HCS cho đối tác nước ngoài nên trong cấu trúc tài sản có nhiều sự thay đổi đáng kể:
- Tiền và tương đương tiền: tăng mạnh lên mức 18 nghìn tỷ. Là mức thanh khoản rất tốt, giúp DN có đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục triển khai mở rộng chuỗi cửa hàng WinCommerce và Phúc Long.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Thu hẹp về chỉ còn 600 tỷ ở Q4/2024. Đây có thể coi là hoạt động tái cơ cấu danh mục đầu tư của MSN (chiến lược của MSN hiện tại đang là cơ cấu lại các khoản đầu tư ngắn - dài).
- Khoản phải thu ngắn hạn: Tăng đột biến lên 21,8 nghìn tỷ, chủ yếu được luân chuyển từ phải thu dài hạn (các khoản phải thu sắp đến hạn thu về). Về bản chất, đây là dòng tiền MSN đặt cọc, ký quỹ cho các đối tác để đảm bảo quyền lợi trong các hợp đồng hợp tác đầu tư. Có kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cho DN.
Hình 2: Khoản phải thu của MSN tăng đột biến trong quý
- Hàng tồn kho: Giảm xuống còn 10,7 tỷ ở quý cuối năm. Tiếp tục vẫn là xu hướng giảm hàng tồn kho (chủ yếu giảm ở thành phẩm), cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của MSN vẫn đang diễn ra rất tích cực. Phản ánh đúng cho quá trình hồi phục KQKD của DN này.
- Tài sản cố định: Giảm từ 43,4 nghìn tỷ xuống còn 37 nghìn tỷ. Chủ yếu giảm do DN không còn ghi nhận phần tài sản của HCS.
- Nợ phải trả: Ghi nhận giảm hơn 7 nghìn tỷ trong quý, xuống còn 106 nghìn tỷ ở Q4/2024. Trong đó chủ yếu giảm nợ dài hạn ==> MSN sẽ bắt đầu tiết giảm được khá nhiều chi phí lãi vay ở Q1,Q2/2025. Trong những quý sắp tới, chiến lược chủ đạo của MSN vẫn là giảm nợ.
Hình 3: Nợ của MSN giảm trong Q4/2024 do không còn ghi nhận H.C.Stark
3. Tổng kết lại những đánh giá:
4. Chiến lược hành động:
- Trung - dài hạn:
- Ngắn hạn:
Mời Anh/Chị xem tiếp chi tiết trong Video dưới đây!
Chúc Anh/Chị xem Video vui vẻ!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường