Cổ phiếu doanh nghiệp chăn nuôi vào sóng?
Từ cuối tháng 9 tới nay, nhóm cổ phiếu mảng chăn nuôi heo ghi nhận chuyển động giá tương đối tích cực như DBC, HAG hay BAF. Nếu chỉ tính từ đầu tháng 11, các mã này hiện đều tăng trên 10%.
Bên cạnh kỳ vọng về giá heo có thể cải thiện mạnh dịp cuối năm, mỗi doanh nghiệp chăn nuôi lại có những câu chuyện riêng để kỳ vọng. Với Dabaco là kỳ vọng liên quan đến vắc-xin phòng dịch tả lợn châu Phi; với Hoàng Anh Gia Lai là kỳ vọng từ cái bắt tay với ngân hàng LPBank cách đay 1 tháng. Trong khi đó, Nông nghiệp BAF lại kỳ vọng nhiều ở câu chuyện "heo ăn chay" và mô hình 3F.
Có thể hiểu "heo ăn chay" là đàn heo chỉ ăn thức ăn (cám) được làm 100% nguyên liệu từ thực vật và gốc đạm thực vật. Nguyên liệu này được sản xuất trong nhà máy cám BAF chỉ cung cấp cho đàn heo nuôi nội bộ.
Thịt "heo ăn chay" khác với heo thường ở chỗ con giống nhập khẩu từ Genesus (Canada), nuôi theo quy trình khép kín. Heo ăn nguồn "cám chay" không chứa các thành phần như bột xương thịt, bột huyết, bột lông vũ, bột cá…, giảm rủi ro nhiễm các loại vi khuẩn. Thịt "heo ăn chay" có màu đỏ hồng tự nhiên, độ đàn hồi tốt, tỉ lệ rỉ nước ít; khi luộc thịt sẽ thấy nước trong hơn, ít nổi bọt, thịt thơm,...
CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (Mã chứng khoán: BAF - HOSE) hiện đang áp dụng mô hình chăn nuôi hiện đại theo chuẩn quốc tế Feed - Farm - Food. Đây là một mô hình ưu việt giúp cho BAF tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng với chi phí rẻ và quy trình quản lý tối ưu.
Ngoài ra, BAF ký độc quyền với Genesus (đơn vị di truyền giống top 3 thế giới), Genesus hỗ trợ BAF trong việc tạo ra các giống heo ưu việt hạn chế tối đa dịch bệnh.
Lợi thế tích hợp từ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại hiện đại và kênh phân phối bao trùm từ mô hình 3F giúp công ty duy trì được giá vốn chỉ 45.000 đồng/kg - thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành và các hộ chăn nuôi. Đây là một lợi thế lớn trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, BAF đang sở hữu tổng đàn nái khoảng 40.000 còn (đứng thứ 3 trong nước chỉ đứng sau CP và CJ). Quy mô đàn lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian qua giúp BAF có thể tự chủ trong việc cung ứng con giống và nguồn cung thực phẩm trên thị trường.
Xét về kết quả kinh doanh, do ảnh hưởng bởi giá heo xuống thấp và dịch tả lợn châu Phi từ tháng 8/2023 tới nay, tình hình kinh doanh của Nông nghiệp BAF chưa khả quan.
Sau 9 tháng, công ty ghi nhận hơn 3.600 tỷ đồng doanh thu - giảm 26% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế đạt 53 tỷ đồng - giảm 82% YoY, tương đương thực hiện được 52% và 18% kế hoạch cả năm.
Yếu tố tích cực là đến cuối quý 3, các thông số về tổng tài sản, lượng tiền mặt và tương đương tiền đều tăng mạnh từ 40 - 60% so với đầu năm, đạt hơn 6.700 tỷ và gần 401 tỷ.
Đáng nói, của để dành của công ty còn nằm ở danh mục hàng tồn kho với giá trị hơn 1.400 tỷ đồng - tăng hơn 60% so với đầu năm. Được biết đây là nguồn cung dự kiến đưa ra thị trường trong quý cuối năm.
Theo quan sát, giá heo trong nước đang rục rịch tăng trở lại trước dịp Tết Nguyên đán 2024 khi nhu cầu bắt đầu gia tăng.
Câu chuyện Dịch Tả lợn châu Phi (ASF) quay trở lại từ tháng 8 tới nay đang ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường trong nước. Tính từ đầu năm 2023, cả nước xuất hiện hơn 530 ổ dịch ASF; tại 44 tỉnh thành, số heo tiêu hủy lên đến 20.000 con.
Nguồn cung bị tác động có thể đẩy giá tăng mạnh. Trước đó trong năm 2020, giá heo hơi có thời điểm vượt trên 80.000 đồng/kg. Với những doanh nghiệp duy trì mức chi phí ổn định như BAF, đây là cơ hội để tối ưu lợi lợi nhuận đối với những doanh nghiệp có mảng nuôi heo như Dabaco, HAGL, Hòa Phát hay BAF.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận