menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Lan

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/9: ITD, PTB, PVT, QNS

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 20/9 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua cổ phiếu ITD với giá mục tiêu 28.100 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Tăng trưởng từ tăng đầu tư của Chính phủ vào Giao thông thông minh: BSC kỳ vọng Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD), thị phần lớn nhất trong thị trường ngách Giao thông thông minh, tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới nhờ Chính phủ tập trung đầu tư Giao thông thông minh cho hạ tầng đường bộ.

Lợi nhuận đột biến từ công ty con CTCP Kỹ thuật điện Toàn Cầu (mã: GLT). BSC ước tính ITD sẽ ghi nhận 32.9 tỷ lợi nhuận đột biến từ việc GLT bán trạm BTS (đã tính tỷ lệ sở hữu là 50,42%), tương đương 93.7% lợi nhuận năm 20/21. BSC kỳ vọng lợi nhuận đột biến sẽ được ghi nhận vào quý IV/2021 (tương đương Q3 năm tài chính 20/21 của ITD).

BSC đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ITD với giá mục tiêu cho năm tài chính 2021/2022 là 28.100 đồng, tương đương với mức upside 35% so với giá đóng cửa ngày 16/9/2021 dựa trên hai phương pháp định giá PE/FCFF với tỷ trọng 50%/50%.

Khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu PTB tiếp cận ngưỡng 115.4

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu PTB của Công ty cổ phần Phú Tài đã hình thành phiên bứt phá khi tạo mô hình 2 đáy tại ngưỡng 94.5 và 96.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50 và báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 105.5, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 115.4 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 98.45.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 29.800 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí với giá mục tiêu 29.800 đồng/CP.

Lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh 19% so với cùng kỳ: Theo thông tin mới nhất từ công ty, doanh thu 8 tháng đầu năm ước đạt 4,930 tỷ đồng, tăng 3% và lợi nhuận trước thuế ước đạt 621 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Trước đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm cho thấy, doanh thu đạt 3,590 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 39% svck. Lĩnh vực vận tải tiếp tục đạt kết quả kinh doanh vượt trội khi doanh thu đạt 2,586 tỷ đồng, tăng 4% và lợi nhuận gộp đạt 476 tỷ đồng, tăng mạnh 51% so với cùng kỳ.

Trong 8 tháng đầu năm, công ty đã đầu tư và thuê mua thêm 4 tàu mới với tải trọng gần 160,000 DWT và tiếp tục nhận thêm khoảng 3-4 tàu mới trong những tháng cuối năm.

Theo kế hoạch, Tổng công ty mẹ và các công ty thành viên sẽ đầu tư thêm khoảng 14 tàu mới với tổng giá trị đầu tư khoảng 7.600 tỷ đồng, trong đó nhắm tới các tàu vận tải dầu thô lớn cỡ VLCC, Aframax, tàu khí hóa lỏng VLGC và các tàu sản phẩm cỡ trung 15.000-20.000 DWT.

Giá cước vận tải dầu khí dự báo sẽ hồi phục từ cuối năm 2021 sang đầu năm 2022: Nhu cầu dầu được dự báo tăng lên mức 101 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021 và tăng lên mức 103 triệu thùng/ngày vào cuối 2022.

Nhóm OPEC+ cũng đã quyết định gia tăng sản lượng khai thác dầu thêm 0,4 triệu thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2022 nhằm đáp ứng nhu cầu dầu toàn cầu. Điều này làm tăng nhu cầu vận tải dầu thô và dầu sản phẩm, kỳ vọng sẽ làm tăng giá cước vận tải dầu trên thị trường.

Phát triển mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng đầy tiềm năng: Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành điện 8, quy mô các nhà máy điện khí hóa lỏng nhập khẩu đạt 4.000 MW vào năm 2025 và tăng lên 18.000 MW vào năm 2030, tương ứng với nhu cầu sử dụng LNG khoảng 2,8 triệu tấn năm 2025 và tăng lên 12 triệu tấn vào năm 2030.

Chúng tôi đánh giá đây là thị trường vận tải mới đầy tiềm năng đối với công ty trong chiến lược phát triển trung và dài hạn.

Trong 6 tháng cuối năm, cùng với việc tiếp tục bổ sung thêm các tàu mới, hoạt động của đội tàu cơ bản ổn định khi phần lớn tham gia thị trường vận tải quốc tế với các hợp đồng cho thuê định hạn, ít bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trong nước.

Chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm lần lượt đạt 4,360 tỷ đồng và 578 tỷ, đưa doanh thu và lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 7.952 tỷ và 1.128 tỷ đồng, tăng 8% so với 2020.

Định giá: Chúng tôi xác định giá mục tiêu của PVT vào khoảng 29.800 đồng/CP dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh PE, PB với nhóm các công ty vận tải dầu khí quốc tế. Giá mục tiêu tương ứng với P/E forward là 13,9 lần.

Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu QNS

CTCK Phú Hưng (PHS)

Mặc dù đại dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu tiêu dùng sữa với sản lượng tiêu thụ giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) vẫn duy trì mức tăng trưởng dương 2% trong nửa đầu năm 2021.

Chúng tôi kỳ vọng doanh thu mảng sữa đậu nành duy trì mức tăng trưởng 1-2% trong nửa cuối năm 2021 nhờ (1) Sữa vẫn được xem là thực phẩm thiết yếu và tăng sức đề kháng trong mùa dịch; (2) Phân khúc sữa giá rẻ được hướng đến nhiều hơn khi số tiền chi tiêu/ giỏ hàng của người tiêu dùng thu hẹp lại trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài. Bước sang năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát triệt để, sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành có thể tăng 5-6%/năm.

Chúng tôi ước tính mảng đường có mức tăng trưởng hai chữ số 56% trong 2021 nhờ (1) Bộ Công Thương đưa ra mức thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm, giúp giá đường nội địa cạnh tranh với đường xuất khẩu giá rẻ; (2) Hưởng lợi từ giá đường thế giới chạm kỷ lục do nguồn cung sụt giảm mạnh tại Brazil;

(3) Công ty tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía và đầu tư máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác giúp sản lượng sản xuất tăng mạnh. Ước tính mảng đường có thể đạt mức tăng trưởng 30%YoY trong 2022.

Năm 2021, chúng tôi ước tính doanh thu thuần đạt 7.882 tỷ đồng (tăng 21,4% so với năm trước), chủ yếu nhờ tăng trưởng ngành hàng chính. Giá nguyên liệu đậu nành tăng mạnh tác động tiêu cực đến biên lãi gộp của Công ty. Ước tính biên lãi gộp của Công ty đạt 26,8% trong 2021 từ mức 31,6% của 2020. Lợi nhuận sau thuế dự phóng đạt 980 tỷ đồng (giảm 7%).

Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, mức giá hợp lý cho cổ phiếu QNS khoảng 53.700 đồng/cổ phiếu (+4% so với giá hiện tại). Chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh tích cực của QNS đã được phản ánh vào giá. Từ đó khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiếu này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

10.20

+0.20 (+2.00%)

Biểu đồ mã ITD

64.10

-1.40 (-2.14%)

Biểu đồ mã PTB
Xem thêm Xem thêm
42 Yêu thích
8 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại