menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Yến

Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành gạo?

Lượng tìm kiếm thông tin về các cổ phiếu gạo tăng cao trong thời gian qua.

Sau thông tin lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được công bố thì giới đầu tư trong nước ngay lập tức cũng phản ứng với thông tin. Việt Nam là một trong hai quốc gia đang thường xuyên "so găng" ở vị trí số 2 về các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Khi "số 1" là Ấn Độ đã quyết định cấm xuất khẩu gạo thì điều này cũng có nghĩa, cơ hội gia tăng xuất khẩu cũng như giá xuất khẩu tăng lên sẽ thuộc về các quốc gia khác đang xuất khẩu nhiều gạo trong đó có Việt Nam.

Đối với giới đầu tư, lượng tìm kiếm thông tin về các cổ phiếu gạo tăng cao trong thời gian qua. Hiện, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng, thương mại, xuất khẩu gạo. 

1. CTCP Tập đoàn PAN (Mã: PAN)

PAN thành lập năm 2005 và từ năm 2013 bắt đầu chuyển thành tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm tiên phong cung cấp các sản phẩm chất lượng và giải pháp sáng tạo trong chuỗi giá trị tích hợp “3F” phục vụ người tiêu dùng Việt Nam và thế giới. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 2,16 nghìn tỷ đồng và tổng tài sản đã tăng 14 lần trong giai đoạn 2013- 2021 thông qua việc mua lại một số công ty hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm (bánh kẹo, hạt khô, nước mắm, thủy sản) và lĩnh vực nông nghiệp (giống, thuốc BVTV, giải pháp trang trại) bao gồm CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, Bibica, Fimex, Aquatex Bến Tre, CTCP Khử trùng ViệtNam...

Trong giai đoạn này, PAN đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đối với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 42% và 49%.

Theo thông tin mới đây, PAN vẫn đang miệt mài tìm kiếm các cơ hội M&A cho cả mảng kinh doanh Nông nghiệp và Thực phẩm. Công ty dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và huy động 1.567 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2023 và dành 400 tỷ đồng cho giao dịch M&A. 880 tỷ đồng còn lại công ty sẽ tăng sở hữu tại các công ty con hiện có (VFG, ABT, NSC, 584 NT và LAF).

Theo SSI Research, PAN Farm cho thấy sự tăng trưởng bền vững nhờ điều kiện thời tiết tốt hơn và đóng góp từ các loại giống mới. Ngoài sự tăng trưởng từ doanh thu từ giống lúa, thì Doanh thu từ gạo có mức tăng vượt bậc 66% so với cùng kỳ, nhờ vào cả hai yếu tố là tăng sản lượng tiêu thụ và tăng giá bán bình quân.

Cũng theo SSI Research, PAN Farm chủ yếu bán hàng qua các kênh thương mại hiện đại (các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như Vinmart, Coopmart, Big C) tại thị trường nội địa. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu còn khá khiêm tốn.

2.  Tập đoàn Lộc Trời (Mã: LTG)

Tập đoàn Lộc Trời - tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học.

Nửa đầu năm 2022, doanh thu của công ty đạt mức tăng tốt, tuy nhiên do áp lực chi phí khiến lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Lộc Trời không chỉ hoạt động trong lĩnh vực gạo. Nếu như hệ sinh thái của PAN "xuyên" rất nhiều mảng như bánh kẹo, nước mắm, thủy hải sản, hoa quả sấy khô, gạo, thuốc bảo vệ thực vật....thì Lộc Trời chủ yếu đi bằng 2 chân: Gạo và thuốc bảo vệ thực vật.

Riêng về năng lực sản xuất gạo, năm 2021, LTG xuất khẩu hơn 80.000 tấn gạo đến nhiều quốc gia châu Âu, châu Úc, châu Á, Trung Đông và châu Phi, tăng gấp 4 lần so với năm 2020. Hoạt động xuất khẩu gạo của LTG kỳ vọng tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm sắp tới khi LTG đã mở rộng hiệu quả thị trường.

3. Trung An (Mã: TAR)

Khác với PAN, LTG là 2 doanh nghiệp đi theo hướng chuỗi khép kín và hệ sinh thái rộng, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) tiền thân là Công ty TNHH Trung An, được thành lập ngày 16/08/1996 tại Thành phố Cần Thơ. TAR khởi đầu với ngành nghề Kinh doanh chế biến xay xát gạo. Làn sóng xuất khẩu nông sản kéo công ty vào cuộc mấy năm trở lại đây và hiện nay, TAR là một trong những công ty chế biến gạo xuất khẩu hàng đầu.

6 tháng đầu năm 2022, TAR đạt doanh thu 1.723 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 46 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 154% so với cùng kỳ.

Từ tháng 8/2020, Trung An cũng đã xuất khẩu gạo mang thương hiệu Trung An vào thị trường châu Âu. Đại diện Công ty chia sẻ với báo giới, hiện toàn bộ gạo của Công ty bán vào châu Âu đều được đóng bao bì nhãn mác thương hiệu Trung An. Sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Trung An hiện chiếm khoảng 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty. Hiện TAR đã phát triển được hơn 30.000ha vùng nguyên liệu liên kết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

20.30

-0.50 (-2.40%)

Biểu đồ mã LTG

23.10

-0.45 (-1.91%)

Biểu đồ mã PAN
Xem thêm Xem thêm
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả