24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thái Bảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chuyên gia: Rủi ro suy thoái toàn cầu không cao

Giá hàng hóa có thể hạ nhiệt từ quý tới, nhưng vẫn ở ngưỡng cao.

Rủi ro một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chưa thực sự rõ nét, nhưng người dân tại nhiều quốc gia sẽ phải đối diện với tình trạng giá hàng hóa tăng cao và nền kinh tế tăng trưởng chậm, theo các chuyên gia kinh tế.

Trong bối cảnh cuộc xung đột Ukraine và những vấn đề liên quan tới đại dịch Covid-19 tiếp tục làm ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng, tăng trưởng chậm và lạm phát sẽ tiếp tục là đám mây bao trùm nền kinh tế toàn cầu “ít nhất trong 12 tháng tới”, Simon Baptist, Kinh tế trưởng toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, chia sẻ với CNBC.

“Giá hàng hóa sẽ bắt đầu hạ nhiệt từ quý tới, nhưng vẫn sẽ duy trì ở ngưỡng cao so với thời điểm trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine, đơn giản là vì nguồn cung nhiều loại hàng hóa từ Nga giảm sút do cấm vận”, ông bổ sung.

107003746-1642682903443-gettyi-6377-4808 data-natural-width640

Hàng hóa tại cảng Los Angeles, Mỹ. Ảnh: Getty.

Dịch bệnh và xung đột địa chính trị đã “bóp nghẹt” nguồn cung nhiều loại hàng hóa, làm gián đoạn quá trình phân phối chúng một cách hiệu quả qua hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho giá cả tăng cao, đặc biệt là nhiên liệu và thực phẩm.

Tuy nhiên, trong khi giá cả tăng cao gây khó khăn cho các hộ gia đình, thì nền kinh tế của nhiều quốc gia vẫn tăng trưởng, dù chậm, và thị trường việc làm không hề sụp đổ. Tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia hiện ở ngưỡng thấp nhất nhiều thập kỷ.

Do đó, người tiêu dùng, vốn lo sợ một cuộc suy thoái toàn cầu gây ra bởi khủng hoảng tài chính tại Mỹ hơn 10 năm trước sẽ lặp lại, có lẽ chưa cần phải bắt đầu chuẩn bị cho trường hợp đó.

“Đối với hầu hết các nền kinh tế châu Á, suy thoái là điều không thể”, Baptist chia sẻ trong chuyên mục Street Signs của CNBC.

Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu phải đối diện với rủi ro suy thoái, nhiều người tiêu dùng cũng đã kịp có cho mình một khoản tiết kiệm lớn và mua sắm nhiều loại hàng hóa lâu bền nhà kinh tế này cho biết.

“Ở một mức độ nào đó, tình hình thực tế sẽ không quá tồi tệ như những gì những con số thể hiện”, ông nói.

Shane Oliver, Kinh tế trưởng tại AMP Capital cũng có chung quan điểm khi nhận định suy thoái khó có khả năng xảy ra, ít nhất là trong 18 tháng tới.

“Đường cong lợi suất vẫn chưa thực sự đảo chiều, và nếu điều đó xảy ra ở thời điểm hiện tại, quãng thời gian trung bình để một giai đoạn suy thoái xảy ra là 18 tháng”, ông nhận định.

Ông nhận định rằng chứng khoán Mỹ và Australia có thể tránh được viễn cảnh chìm sâu vào thị trường giá xuống.

Trong cùng thời gian này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang chạy đua tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,5% hồi đầu tháng, mức tăng cao nhất trong vòng hơn 22 năm, đồng thời phát đi tín hiệu về những đợt tăng lãi suất tiếp theo trong tương lai.

Biên bản cuộc họp của cơ quan này cho thấy phần lớn thành viên ủng hộ phương án nhiều lần tăng lãi suất thêm 0,5% nhằm sớm kéo giảm lạm phát.

Trong tuần trước, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) cũng đã tăng lãi suất thêm 0,5% lên 2%. Lãi suất tại New Zealand tổng cộng tăng 1,75% kể từ khi chính sách tiền tệ được siết chặt trong tháng 10/2021.

“Chúng tôi cam kết đưa lạm phát quay trở lại ngưỡng mục tiêu 1-3%”, Adrian Orr, Thống đốc RBNZ, nói.

Rủi ro suy thoái luôn hiện diện trong quá trình kiểm soát lạm phát.

“Lạm phát càng kéo dài, thị trường càng quan ngại hơn về rủi ro suy thoái, giống như Chủ tịch Fed Jerome Powell đã từng nói: quá trình đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu 2% sẽ ‘để lại những vết thương’”.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều bi quan.

Vicky Redwood, Cố vấn kinh tế cấp cao tại Capital Economics, chia sẻ bà hoàn toàn tin tưởng các ngân hàng trung ương có thể kéo giảm lạm phát mà không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Các đợt tăng lãi suất tại nhiều khu vực, ví dụ như tại châu Âu, Anh và Mỹ, sẽ mang lại hiệu quả trong việc kéo lạm phát về ngưỡng mục tiêu, bà nhận định.

“Nhưng nếu kỳ vọng lạm phát ở ngưỡng cao và lạm phát kéo dài hơn so với dự báo, lãi suất tăng cao sẽ là hệ quả tất yếu và đó là khi rủi ro suy thoái rõ ràng nhất”, bà chia sẻ trong một báo cáo.

Khi đó, một giai đoạn suy thoái kiểu cú sốc Volcker là hoàn toàn có thể, bà bổ sung.

Cú sốc Volcker xảy ra khi cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker tăng lãi suất cao kỷ lục trong những năm 80 của thế kỷ trước, nhằm kéo giảm lạm phát hai con số tại Mỹ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
9.00 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả