menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

Chuyên gia MBKE: So sánh các doanh nghiệp Việt Nam có ngành nghề tương đồng với Evergrande là khập khiễng

Sự so sánh giữa Evergrande với các doanh nghiệp có ngành nghề tương đồng tại Việt Nam là khá khập khiễng và có thể tạo ra những đánh giá sai lệch về triển vọng của các công ty này.

Đây là nhận định của bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền, Giám đốc Nghiên cứu phân tích – Khối khách hàng cá nhân CTCK Maybank Kim Eng.

Evergrande được biết đến là công ty Bất động sản lớn thứ 2 tại Trung Quốc, niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông (Trung Quốc). Công ty này đang đứng trước rất nhiều khó khăn về việc mất thanh khoản, tạo ra rủi ro không thể thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.

Cơ quan quản lý của Trung Quốc đã cảnh báo rằng khối nợ 305 tỷ USD của Evergrande có thể châm ngòi cho rủi ro quy mô lớn trên toàn hệ thống tài chính của nước này. Trong báo cáo tháng 8, S&P Global Rating ước tính, trong 12 tháng tới Evergrande sẽ phải trả nhà thầu 37 tỷ USD, trong đó gần 15,5 tỷ USD sẽ phải đáo hạn ngay trong năm nay.

Hai phiên đầu tuần, đà giảm diễn ra ở các thị trường châu Á, lan sang thị trường chứng khoán các nước khác.

Với TTCK Việt Nam, bà Tuyền đánh giá, chủ đề” Evergrande đang tạo ra hai mối lo ngại chính bao gồm: Lo lắng về rủi ro tạo ra một cú sốc nghiêm trọng tương tự như vụ phá sản của Lehman Brothers xảy ra cách đây 13 năm về trước; và Tâm lý lo ngại với một số công ty đang niêm yết tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh có phần tương đồng với Evergrande trong lĩnh vực bất động sản và xe điện.

Ở chủ đề đầu tiên, theo đánh giá bước đầu của chuyên gia MBKE, những khó khăn hiện nay của Evergrande đến từ việc chính phủ Trung Quốc đang chủ động “mạnh tay” hơn để lành mạnh hóa và hạ nhiệt một phần thị trường bất động sản tại quốc gia này.

MBKE cho rằng, tình huống hiện nay của Evergrande ít có khả năng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như trường hợp của Lehman Brothers, vốn đã làm kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Tình huống của Evergrande ở một quy mô nhỏ hơn, ít nghiêm trọng hơn, câu chuyện chủ yếu liên quan đến yếu tố thanh khoản của tập đoàn này và nhiều khả năng sẽ dẫn đến một sự can thiệp nhất định từ chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới để ngăn không tạo ra sự đổ vỡ.

Thêm vào đó, nhìn vào một trong những thước đo rủi ro quan trọng là CDS (Credit Default Swap - Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng), có thể thấy ở thời điểm năm 2008 khi câu chuyện đổ vỡ của Lehman Brother diễn ra, CDS tại hầu hết quốc gia đều tăng vọt lên mức rất cao (trên 200). Trong khi đó, ở diễn biến hiện tại, CDS vẫn đang cho thấy các thông số bình ổn và đây là chỉ dấu cho thấy đánh giá của thị trường về vấn đề của Evergrande là ít rủi ro hơn rất nhiều so với sự kiện Lehman Brother trước đây.

Chuyên gia MBKE: So sánh các doanh nghiệp Việt Nam có ngành nghề tương đồng với Evergrande là khập khiễng
Nguồn: Bloomberg

Ở chủ đề thứ hai, với những đánh giá bước đầu, MBKE cho rằng, việc so sánh câu chuyện của Evergrande với một số doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh tương đồng tại Việt Nam là không thật sự phù hợp.

Đơn cử, một trong những khác biệt có thể thấy rõ nhất (và cũng là vấn đề nghiêm trọng nhất của Evergrande) là tỷ lệ nợ vay của Evergrande ở mức rất cao, cao hơn hẳn so với tất cả các doanh nghiệp bất động sản hiện nay tại Việt Nam.

Chuyên gia MBKE: So sánh các doanh nghiệp Việt Nam có ngành nghề tương đồng với Evergrande là khập khiễng

Câu chuyện về Evergrande trên thực tế đã tạo ra một số dư chấn nhất định dành cho TTCK toàn cầu trong hai phiên gần đây, mặc dù vậy, bà Tuyền không đánh giá đây là một rủi ro ở mức cao và có thể tạo ra các tác động mạnh kéo dài như một số các sự kiện đang được nhà đầu tư liên tưởng đến.

Trở lại diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường đã có những diễn biến khá hưng phấn ở phiên giao dịch mở cửa đầu tuần nhưng đảo chiều vào gần cuối phiên khiến chỉ số VN-Index đóng cửa giảm nhẹ 0,16%.

Đà giảm được nối tiếp trong phiên giao dịch của thứ Ba ngày 21/9, tuy nhiên chiều hướng có vẻ tích cực hơn với sự ổn định có phần đi ngang trong phiên buổi chiều và thanh khoản vẫn duy trì ở mức trên 21 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức giao dịch bình quân 50 ngày, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã bớt hoảng loạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,268.78

+14.39 (+1.15%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại