menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thành Dũng

Chuyển công an điều tra loạt vụ việc liên quan tới quy hoạch điện

Quả này Bộ Công Thương mệt rồi, không biết sắp tới có quan chức nào phải "vào lò" không?

Trên cơ sở kết quả thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu vụ việc để xem xét, điều tra xử lý theo quy định pháp luật

Điển hình, là vấn đề về trách nhiệm của Bộ Công thương. Kết quả thanh tra cho thấy, bộ này đã phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời (ĐMT) với tổng công suất gần 13.900MW không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch (không gồm 14 dự án với công suất 870MW Bộ Công thương đã phê duyệt trong quy hoạch điện cấp tỉnh của 4 tỉnh trước năm 2016 cập nhật sang giai đoạn 2016-2020), trong đó phê duyệt 123 dự án (tổng công suất gần 8.500MW) có tiến độ vận hành giai đoạn 2016-2020.

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, mất cân đối về cơ cấu nguồn điện, vùng miền, gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện, gây lãng phí nguồn lực xã hội… “thể hiện sự buông lỏng quản lý, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Thanh tra Chính phủ nêu.

Tiếp theo, là việc Bộ Công thương tham mưu Thủ tướng ban hành nội dung khoản 3 điều 5 Quyết định 13/2020 trái với nội dung Nghị quyết 115 (tháng 8/2018) của Chính phủ và không đúng với nội dung kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo 402 (tháng 11/2019) của Văn phòng Chính phủ, làm tăng chi phí mua điện, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước (EVN).

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin, kèm theo tài liệu đến Bộ Công an để xem xét đối với Bộ Công thương trong việc ban hành hướng dẫn và tham mưu ban hành cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT mái nhà có những sơ hở, khuyết điểm, vi phạm, dẫn đến nhiều hệ thống, cụm hệ thống ĐMT mái nhà đã đầu tư xây dựng nhanh với công suất lớn (xấp xỉ 1MW) trên đất nông, lâm nghiệp với diện tích lớn dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhưng được hưởng cơ chế ưu đãi (giá FIT 8,38 UScent/kWh, áp dụng trong 20 năm).

Đáng chú ý, là vấn đề quản lý, sử dụng đất thực hiện đầu tư xây dựng các dự án ĐMT, điện gió chồng lấn quy hoạch khác tại một số tỉnh như: xây dựng các nhà máy ĐMT, điện gió trên đất Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia/quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan (tại tỉnh Bình Thuận); ĐMT chồng lấn quy hoạch thủy lợi thuộc Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (tỉnh Ninh Thuận); ĐMT kết hợp nông nghiệp chồng lấn quy hoạch vùng tưới Hồ chứa nước Ia Mơr (tỉnh Đắk Lắk), điện gió chồng lấn Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit (tỉnh Đắk Nông).

Đầu tháng 3/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có văn bản về việc thông báo tiếp nhận kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.

Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ kiến nghị một số nội dung: Bộ Công thương chủ trì, phối hợp EVN rà soát, xử lý theo quy định pháp luật đối với các dự án ĐMT, điện gió đã được công nhận COD và hưởng giá FIT khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư. Trong quá trình rà soát, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp EVN, các công ty điện lực tỉnh rà soát các dự án/hệ thống ĐMTMN đã đầu tư xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp với công suất lớn (xấp xỉ 1MW) dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng, xem xét, xử lý việc áp dụng giá điện của hệ thống ĐMTMN.

Bộ Công thương chỉ đạo EVN làm việc với Công ty CP Thủy điện Trung Nam, lựa chọn đơn vị kiểm toán có năng lực, kinh nghiệm, uy tín để thực hiện kiểm toán tổng chi phí đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2. Trên cơ sở đó các bên có căn cứ, cơ sở xem xét, đàm phán lại giá mua bán điện, báo cáo Cục Điều tiết điện lực và Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét, quyết định theo quy định pháp luật. Xem xét, chỉ đạo EVN xác định lãi trên số tiền đã tạm thanh toán vượt khung quy định so với giá điện được Bộ Công thương phê duyệt đối với Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 và Sông Bung 4A.

Theo Thanh tra Chính phủ, quá trình Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh mắc phải một số tồn tại, khuyết điểm về đầu tư các dự án nguồn, lưới điện; điều chỉnh giá mua điện; xây dựng khung giá phát điện…

Giai đoạn 2011-2020, EVN và các BQL dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị thành viên có liên quan đã không hoàn thành đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao tại quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Theo đó, nguồn điện chỉ đạt khoảng 82% so công suất được giao, đầu tư lưới truyền tải chỉ đạt tỷ lệ thấp (cả về quy mô và số lượng). Về quy mô đầu tư hoàn thành so với quy hoạch: đường dây 500kV đạt 35%, đường dây 220kV đạt 54%, trạm biến áp 500kV đạt 54%. Về số lượng: đường dây 500kV hoàn thành 14/27 công trình, đường dây 220kV hoàn thành 73/138 công trình…

Việc đầu tư lưới điện truyền tải đạt kết quả thấp, nhiều dự án chậm tiến độ, không đáp ứng đủ năng lực truyền tải theo quy hoạch, nhất là việc giải tỏa công suất các nhà máy ĐMT nối lưới ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, không hoàn thành việc đầu tư tư lưới điện truyền tải là một trong những nguyên nhân của thực trạng quá tải cục bộ, phải cắt giảm công suất phát điện của các nhà máy, ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện.

EVN cũng được xác định có trách nhiệm đối với một số tồn tại trong quá trình xây dựng khung giá phát điện.

Cụ thể, liên quan tới xây dựng khung giá phát điện theo quy định tại Thông tư 41/2010 của Bộ Công thương, EVN chỉ xây dựng khung trần đối với các nhà máy nhiệt điện, không có thuyết minh và bảng tỉnh khung giá phát điện đối với nhà máy thủy điện.

Tương tự, về xây dựng khung giá phát điện theo quy định tại 2 thông tư (số 56/2014 và số 57/2020) của Bộ Công thương, EVN không có thuyết minh và bảng tính khung giá phát điện đối với nhà máy thủy điện. Cục Điều tiết điện lực không thực hiện kiểm tra, thẩm định việc xây dựng khung giá phát điện đối với các nhà máy thủy điện do EVN xây dựng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
32 Yêu thích
39 Bình luận 181 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại