Chứng khoán phục hồi mạnh, vì sao cổ phiếu Novaland liên tục bị bán giải chấp?
Gần đây cá nhân, tổ chức có liên quan Novaland bị bán giải chấp tới hàng triệu cổ phiếu , lý do vì sao?.
Trong bối cảnh đó, mã cổ phiếu NVL của tập đoàn địa ốc Nova (Novaland), một trong những đại gia bất động sản khó khăn nhất thời gian vừa qua cũng đã tăng giá hơn 30% từ mức hơn 10.000 đồng lên xấp xỉ 15.000 đồng/cp. Tuy nhiên, các cổ đông lớn và lãnh đạo của tập đoàn này vẫn liên tục bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.
Mới đây, ông Nguyễn Hiếu Liêm, cá nhân có liên quan tới Công ty CP Tập đoàn Novagroup, cổ đông lớn nhất tại Novaland, báo cáo vừa bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 16,265 cổ phiếu NVL. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trong phiên đầu tháng 6.
Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu của ông Liêm giảm xuống còn 22,5 triệu cổ phần, chiếm 1,15% vốn điều lệ Novaland, giá trị thị trường hiện tại khoảng 230 tỉ đồng.
Ông Liêm từng là Thành viên HĐQT Novoland, sau 9/2016 ông Liêm giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Nova Consumer.
Trước đó, Novagroup cũng đã vừa công bố việc công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 728,74 ngàn cổ phiếu NVL, giảm tỉ lệ nắm giữ tại Novaland xuống còn 24,85%.
Công ty CP Diamond Properties (công ty có vợ ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland làm chủ tịch) cũng đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 83.944 cổ phiếu NVL trong những phiên cuối tháng 5. Sau giao dịch trên, cổ đông lớn này giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ còn 201.925.513 cổ phiếu, chiếm 10,355% vốn tại Novaland.
Đây không phải lần đầu Novagroup bị bán giải chấp cổ phiếu NVL. Từ đầu năm, tổ chức này đã bị công ty chứng khoán ép bán hàng triệu cổ phiếu.
Ngoài ra, Novagroup còn chủ động đăng ký bán gần 70 triệu cổ phiếu NVL trong khoảng thời gian từ 10-5 đến 8-6 với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Cùng mục đích, Diamond Properties đăng ký bán ra 18 triệu cổ phiếu NVL trong khoảng thời gian từ 8-5 đến 8-6. Đến thời điểm hiện tại, Novagroup và Diamond Properties đều chưa có báo cáo kết quả giao dịch trên.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, các môi giới việc bán ra cổ phiếu của các tổ chức, cá nhân vì bị giải chấp có thể xảy ra 3 trong trường. Thứ nhất, họ bán cổ phiếu vì tự nguyện giảm tỉ lệ sở hữu. Trường hợp thứ 2, họ đã sử dụng cổ phiếu để vay vốn mua lại cổ phiếu đó nhưng giá giảm sâu quá mức, công ty chứng khoán buộc phải bán ra để bảo đảm an toàn. Dạng này còn gọi là "margin call". Còn trường hợp nữa rất dễ xảy ra là sau 3 tháng vay vốn mua cổ phiếu, các công ty chứng khoán yêu cầu "đảo nợ", bán ra sau đó có thể mua lại.
Trong giai đoạn 3 tháng vừa qua, thị trường chứng khoán không quá giảm sâu để có thể bị giải chấp, bị margin call nên khả năng các cổ đông lớn bị bán vì 2 trường họp còn lại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận