Chứng khoán phái sinh Tuần 10-14/01/2022: Black Opening Marubozu xuất hiện
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 07/01/2022. Basis hợp đồng VN30F2201 mở rộng và đạt giá trị 7.36 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang lạc quan hơn về triển vọng của VN30-Index.
I. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I.1. Diễn biến thị trường
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 07/01/2022. VN30F2201 (F2201) giảm 0.36%, còn 1,539.60 điểm; VN30F2202 (F2202) giảm 1.10%, còn 1,526 điểm; hợp đồng VN30F2203 (F2203) giảm 0.36%, còn 1,537.80 điểm; hợp đồng VN30F2206 (F2206) giảm 0.34%, còn 1,536.70 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở VN30-Index đang ở mức 1,532.24 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh lần lượt tăng 15.56% và 14.86% so với phiên ngày 06/01/2022. Tính chung cả tuần, giá trị và khối lượng giao dịch giảm 20.73% và 21.41% so với tuần trước. Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp với tổng khối lượng bán ròng trong phiên giao dịch cuối tuần đạt 1,497 hợp đồng.
Hợp đồng F2201 đã có một tuần đầy biến động. Tiếp nối đà hưng phấn tuần trước đó (27-31/12/2021), F2201 bật tăng đầy ấn tượng trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới. Tuy nhiên, bên bán đã nhanh chóng trở lại ở những phiên sau đó và thu hẹp phần lớn sắc xanh trước đó. Kết tuần, hợp đồng F2201 đóng cửa với mức tăng nhẹ trên tham chiếu.
Kết phiên, basis hợp đồng VN30F2201 mở rộng và đạt giá trị 7.36 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang lạc quan hơn về triển vọng của VN30-Index.
Biến động VN30F2201 và VN30-Index
Lưu ý: Basis được tính theo công thức sau: Basis = Giá hợp đồng tương lai - VN30-Index
I.2. Định giá các hợp đồng tương lai
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 10/01/2022, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai.
I.3. Phân tích kỹ thuật VN30-Index
Trong phiên giao dịch ngày 07/01/2022, VN30-Index có phiên điều chỉnh thứ 3 liên tiếp sau khi test vùng 1,560-1,580 điểm (đỉnh lịch sử tháng 11/2021). Mẫu hình nến Black Opening Marubozu xuất hiện cho thấy sự bi quan của nhà đầu tư về triển vọng của thị trường.
Hiện tại, chỉ số đang rơi về hỗ trợ gần nhất là đường SMA 50 ngày. Nếu đường này vẫn trụ vững thì tình hình có thể lạc quan trở lại.
Chỉ báo Stochastic Oscillator và chỉ báo MACD đã chững lại đà tăng, qua đó thể hiện xu hướng tăng đang suy yếu. Tuy nhiên, dòng tiền của chỉ số vẫn dồi dào khi khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 phiên
II. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 10/01/2022, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai.
Nhà đầu tư không nên mua các hợp đồng này ở thời điểm hiện tại. Vì các hợp đồng đang có giá khá cao so với mức giá lý thuyết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận