Chứng khoán 21/11: VCB bị “đánh úp”, cả nhóm ngân hàng điêu đứng
Đã có một chút cố gắng hồi phục trong phiên chiều nhưng thị trường vẫn phải hụt hẫng khi VCB bị dập xuống trong phiên ATC.
Đến trước phiên ATC, nhà đầu tư đã nhìn thấy hy vọng hồi phục khi VCB được kéo về ngay giá tham chiếu. Tuy nhiên, rốt cuộc diễn biến này chỉ xuất hiện với mục đích làm nền cho hành động bán ra số lượng lớn sau đó.
Hệ lụy là cả nhóm Ngân hàng trở nên điêu đứng, TCB (-3,7%), VPB (-4,31%), STB (-1,92%), EIB giảm sàn. MBB (-0,88%), CTG (0%), BID (-0,84%) dù cũng đã xuất hiện các phản ứng tích cực nhưng đều bị ảnh hưởng.
Thị trường hoàn bị triệt tiêu lực đẩy khi VIC (-0,6%), VNM (-1,61%), VHM (-0,94%) cũng còn mải điều chỉnh. VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên là 994,4 điểm (-0,62%). Thanh khoản sàn đạt 164,98 triệu đơn vị, tương đương 3.961 tỷ đồng trong đó đã có 1.346 tỷ đồng là từ thỏa thuận.
Phản ứng của nhóm dẫn dắt cùng hầu như triệt tiêu các cơ hội cho nhóm vốn hóa thấp hơn. TCH (-2,5%), FLC (-1,08%), DBD (-2,76%), REE (-1,2%) dễ dàng bị bán ra. Tổng cộng có tới 211 mã giảm so với 117 mã tăng và 50 mã đứng giá tham chiếu.
Tính chung cả sàn, khối ngoại bán ròng ra khoảng trên 300 tỷ đồng trong đó riêng KDH đã bị bán ròng khoảng 262 tỷ đồng.
Tại HNX, ACB (+0,42%) tăng giá khá ngang trái bất chấp tín hiệu xấu phát đi từ HOSE. Điều này giúp cho HNX-Index chỉ phải đi ngang phiên hôm nay, giảm 0,14% xuống 104,76 điểm. Thanh khoản sàn đạt 19,4 triệu đơn vị, tương đương 219 tỷ đồng.
Với UPCoM, giao dịch không sôi động. Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,62% xuống 56,53 điểm nhưng do nhà đầu tư hạn mau bán, thanh khoản sàn chỉ đạt 6,77 triệu đơn vị, tương đương 103,12 tỷ đồng.
Nhà đầu tư đợi chờ các cổ phiếu lớn phát động một nhịp hồi phục để níu lại ngưỡng 1.000 điểm. Cho đến hết phiên sáng, đáp lại sự kỳ vọng này vẫn là một sự thất vọng
Không có một phản ứng nào sau khi VN-Index thủng 1.000 điểm. Nhóm VIC (-1,6%), VRE (-0,43%), VHM (-0,83%) tiếp tục giảm trong khi VIC còn bị khối ngoại bán ròng gần 35 tỷ đồng.
Các mã VNM (-1,21%), VCB (-0,78%), BID (-0,5%) còn gia tăng thêm sự thất vọng. Chỉ số VN-Index giảm 0,64% xuống 994,14 điểm. Thanh khoản đạt 89,85 triệu đơn vị, tương đương 2.007 tỷ đồng, trong đó thỏa thuận đạt 353 tỷ đồng.
Sắc xanh còn trụ lại ở 108 mã so với 205 mã giảm nhưng các mã tăng này không dám liều lĩnh đẩy giá lên cao hơn. FLC (+1,08%), HSG (+1,48%), ASM (+1,34%) buộc phải hài lòng với mức tăng trên. Các mã khác hầu như tăng không đáng kể.
Sàn HNX, các cổ phiếu lớn hầu như bất động. HNX-Index giảm 0,47% xuống 104,42 điểm. Thanh khoản đạt 14,68 triệu đơn vị, tương đương 156,08 tỷ đồng.
Chi phối tâm lý nhà đầu tư lúc này vẫn đến từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt như VNM (-0,65%), VIC (-0,09%), VHM (-0,21%).
Cho đến khi nhóm này còn chưa hồi phục thị trường vẫn còn trong trạng thái khá lo sợ. Điều khiến nhà đầu tư không mong muốn nhất là mỗi cổ phiếu trên đang giảm từng chút một trong mỗi phiên khiến lợi nhuận danh mục bị bào mòn qua từng ngày và thậm chí có thể thua lỗ.
Ngưỡng tâm lý 1.000 điểm đóng một vài trò quan trọng tâm lý nhà đầu nên càng dễ thúc đẩy hoạt động bán ra. Tính đến 9h45, VN-Index giảm về 0,34% xuống 997,26 điểm.
Sắc đỏ lấn lướt với khoảng 150 mã trong khi có chưa đến 100 mã tăng. Các mã Ngân hàng như MBB (-0,66%), TCB (-0,82%), VPB (-0,72%) giảm đồng loạt dù triển vọng được các quỹ ETF mua vào theo danh mục chỉ số VN DIAMOND, VN FIN LEAD, VN FINSELCT.
Dù vậy, không phải là không có chiếc phao bấu víu lúc này. VCB (+0,22%) sau những nhịp giật đang có chiều hướng được cầu mua kéo vào.
Trong khoảng gần 100 mã tăng, nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ đang có một sự kiên cường nhất định khi PPC (+0,73%), D2D (+1,13%), HSG (+1,48%), SZC (+1,65%) vẫn tăng nhẹ.
HNX-Index trong khi đó giao dịch chưa đáng chú ý. Chỉ số HNX-Index giảm 0,38% xuống 104,51 điểm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận