menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Yến

Chứng khoán 10/3: VN-Index yếu đuối, UPCoM nỗ lực hồi phục mạnh

Là một trong những chỉ số giảm sâu nhất khu vực ngày hôm qua, VN-Index lại có phiên hồi phục yếu ớt so với các chỉ số của Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

VN-Index phiên chiều phải rất vất vả mới kéo tăng điểm. VNM (+4,8%), VCB (+1,7%), CTG (+2,08%) vẫn có mặt trong top kéo điểm số nhưng không quá khẩn trương để cân bằng lại tác động tiêu cực của GAS (-5%).

Hệ quả là chỉ số chỉ tăng 0,24% lên 837,5 điểm kém các chỉ số chứng khoán của Thái Lan, Indonesia, Malaysia: SETI (+2,21%), JSX (+2,3%), KLCI (+1,06%). Cần lưu ý rằng SETI của Thái Lan ngày hôm qua là chỉ số đã biến động tiêu cực nhất.

Tiền bắt đáy đổ vào giúp giá trị giao dịch của HOSE hôm nay đạt tới 5.188 tỷ đồng, tương đương 298,1 triệu đơn vị tuy nhiên có vẻ dòng tiền đang tỏ ra hết lực.

Trạng thái hồi phục của nhiều cổ phiếu vẫn còn khá yếu khi TCB (+0,73%), VPB (+1,56%), FPT (+2,8%), FLC (+1,06%), PHR (+0,11%), POW (+1,06%) không thể tăng mạnh.

Những mã đột biến trên sàn chủ yếu là những cổ phiếu vốn hóa nhỏ khó thu hút tiền lớn đổ vào như HAI (+6,75%), QCG (+6%), HQC (+5,8%)... Trong khi đó, nhóm chỉnh sâu vẫn còn có ROS (-5,26%), HDC (-5,35%), KSB (-6,61%), PVT (-4,76%), BVH (-5,07%).

Có lẽ, thị trường sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn khi khối ngoại chưa thể đưa tiền trở lại. Tổng giá trị bán ròng của khối này lại tăng vọt lên gần 400 tỷ đồng, đồng nghĩa phiên chiều có thêm gần 200 tỷ đồng được rút ra. Riêng E1VFVN30 lại bị bán ra tới 121 tỷ đồng.

Với HNX, ACB (+3,86%) vẫn tăng tốt nhưng để giữ cho sắc xanh trụ lại với chỉ số lại là nhiệm vụ quá khó khăn. SHB (-9,82%), SHS (-9,09%) cuối phiên đều giảm sàn trong khi PVS (-5,15%) không có dấu hiệu tích cực nào.

HNX-Index đóng phiên giảm 0,14% xuống 106,2 điểm. Thanh khoản sàn đạt 64,51 triệu đơn vị, tương đương 675 tỷ đồng.

Bất ngờ chỉ xuất hiện ở UPCoM khi nhiều cổ phiếu hàng đầu của sàn đều hồi mạnh như CTR (+7,05%), VIB (+6,21%), VGI (+4,65%), BSR (+2,86%). Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tăng.

Thống kê tới cuối phiên sáng, khối ngoại lại bán ra hơn 200 tỷ đồng, tập trung vào một số mã như MSN, E1VFVN30, HPG với giá trị từ 30-50 tỷ đồng. Đây chính là trở ngại lớn ảnh hưởng tới MSN (+1,92%), HPG (+3,6%) khiến các mã này chưa thể tăng mạnh.Thị trường lẽ ra sẽ còn có thể hồi phục mạnh hơn cùng chứng khoán châu Á. Dù vậy, VN-Index vẫn đang có phần chậm chạp mất thời gian để vòng về tham chiếu, hiện chỉ giảm 0,2% xuống 833,82 điểm.

Có lẽ, vẫn phải chờ đến phiên chiều chỉ số mới có thể ngoi lên. Tạm thời, dấu hiệu VN30 (+0,42%) có thể là một bước mở đầu cho phiên chiều tích cực hơn.

Ngoài các mã MSN, HPG, còn có CTG (+2,08%), VNM (+3,09%), VPB (+2,54%), FPT (+2,4%) đều đang cố duy trì sự hồi phục. Cùng với đó, VHM (+0,9%), VIC (+1,3%), VRE (+0,9%) cũng đã quay đầu tăng.

Áp lực chỉ còn lại nhiều nhất tại GAS (-5,3%) do giá dầu vẫn đang là nỗi ám ảnh lớn.

Toàn HOSE, hiện đã có 159 mã tăng so với 182 mã giảm và 48 mã đứng giá tham chiếu.

Các mã giảm sâu ở nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ hiện chỉ còn rải rác như D2D (-5,99%), ROS (-5,41%), TCH (-6,87%), KSB (-5,9%). Trong khi đó, chiều ngược lại AMD, QCG, CSM, HQC đang tăng trần.

Tại HNX, ACB (+4,3%), VCS (+2,8%) phải rất nỗ lực mới kéo chỉ số tăng điểm. Áp lực của SHB (-4,46%), PVS (-3,68%), NVB (-2,33%) vẫn còn rất lớn. Tuy vậy, cần lưu ý SHB đã thoát được trạng thái giảm sàn cũng là một dấu hiệu khả quan hơn.

Chỉ số HNX-Index đang tăng 0,41% lên 106,78 điểm. Thanh khoản HNX đạt 44,71 triệu đơn vị, tương đương 463,15 tỷ đồng.

Một số thị trường châu Á đang cố tăng lại sau phiên giảm sâu hôm qua như JSX (+1,84%), ASX 200 (+1,31%), STI (+0,7%). Đã có lúc chỉ số VN-Index xuống gần 800 điểm và lúc này mới có một số ít các mã tạm thời có lực mua đỡ giá.

Tại nhóm dầu khí, GAS (-6,9%), PVD (-7%) giảm sàn nhanh chóng khi giá đầu đêm qua tiếp tục giảm sâu. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tháng 4/2020 giảm 24,6% xuống 31,13 USD/thùng. Thị trường London, giá dầu Brent hợp đồng tương lai tháng 5/2020 giảm 24,1% xuống 34,36 USD/thùng. Cả hai loại giá dầu hiện ở mức thấp nhất tính từ đầu năm 2016 và như vậy có 1 ngày giảm mạnh nhất tính từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Trong khi đó, các nhóm Vingroup, VHM (-5,05), VIC (-5,63%), VRE (-4,71%) lúc này thậm chí cầu vào không có mấy nhưng vẫn còn bị bán ra.

Lực mua chỉ dần xuất hiện ở Ngân hàng và Tiêu dùng. Ngân hàng khả quan hơn khi vẫn còn có tiền vào: BID (-4,1%), VCB (-3,31%), CTG (+0,5%) trong đó CTG, TCB, VPB (+1,58%) đang có sắc xanh xuất hiện trở lại. Ở nhóm ngành tiêu dùng VNM (+2,78%), MSN (+3,27%) có những động thái khá đáng chú ý và đang là nhóm hồi phục sớm nhất.

Trong khi đó tại nhóm công nghệ và bán lẻ, FPT (+2,58%) bất ngờ tăng lại sau khi một số CTCK cho rằng doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng từ COVID-19. MWG (-3,75%) trái lại vẫn còn đang có áp lực.

Cho đến 10h, VN-Index sau khi võng xuống vùng 800 điểm đã được tạm kéo lên 820 điểm. Sắc xanh đã cải thiện lên trên 120 mã so với con số hơn 200 mã giảm.

Còn tại HNX, ACB (+2,58%) đang dẫn dầu nhóm hồi phục khi PVS (-5,1%), SHB (-9,82%) vẫn còn tồn dư lực xả ra. Chỉ số HNX-Index hiện giảm hơn 1 điểm xuống sát 105,02 điểm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại