Chủ tịch Vinachem Nguyễn Phú Cường: Kỷ lục doanh thu hơn 50.000 tỷ, chìa khóa nằm ở sự linh hoạt
Trước thềm năm mới, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chia sẻ khó khăn chung mà doanh nghiệp đã gặp phải trong năm 2021
Cú “lội ngược dòng” ngay giữa đại dịch
Những chỉ số đó là những chỉ số quan trọng và miêu tả được đồng tiền trong doanh nghiệp. Trong năm 2021, Tập đoàn hoá chất cũng như các tập đoàn khác đều phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như Covid, đứt gãy chuỗi cung ứng...
Cho nên, việc đảm bảo được dòng tiền, đảm bảo được nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bất thường về chuỗi cung ứng, nhân công thiếu hụt, thực hiện các quy định về phòng chống dịch như 3 tại chỗ, cách ly... là một bài toán khó.
Từ đó, câu chuyện về tiền đối với các doanh nghiệp nói chung và các đơn vị của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nói riêng là một câu chuyện nan giải.
Thấu hiểu được điều đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tới đây sẽ là Quốc hội sẽ có những gói hỗ trợ cho doanh nghiệp giảm gánh nặng về tài chính. Tuy nhiên, điều đó chỉ là một phần nhỏ, phần lớn vẫn là các đơn vị phải tự khắc phục.
Năm 2021, chúng tôi đã có những sự đúc kết kinh nghiệm từ bài học năm 2020, đồng thời có sự linh hoạt trong điều hành, tổ chức sản xuất, nên kết quả kinh doanh của Tập đoàn năm 2021 có thể nói vượt được kế hoạch, thậm chí doanh thu sản xuất công nghiệp và lợi nhuận đạt được con số kỷ lục trên 50.000 tỷ.
Con số này cao hơn so với kế hoạch gần 20%. Từ ngày thành lập Tập đoàn đến giờ thì chưa bao giờ có doanh thu này, mặc dù trước khi thoái vốn, Tập đoàn vẫn còn có những đơn vị có doanh thu cao như Cao su Sao vàng, bột giặt Net.
Trong giai đoạn dịch bệnh, chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc họp liên tỉnh để có chỉ đạo kịp thời cho đơn vị, kế hoạch được thay đổi liên tục theo tuần để đáp ứng được nhịp chảy của thị trường. Giống như Thủ tướng từng nói, từ tình cảnh dịch bệnh, ta sẽ thấy trong nguy có cơ. Bởi những đơn vị không chuẩn bị kịp thì sẽ không tranh thủ được thị trường, vô hình trung họ sẽ để lại khoảng trống cho những đơn vị có sự thích ứng tốt vươn lên.
Ví dụ như hệ quả của đứt gãy chuỗi cung ứng, khi chúng tôi xuất khẩu một lô hàng, hàng chưa giao thì tiền cũng chưa thể thanh toán được. Bình thường, lô hàng sản xuất ra một tháng là thu được tiền, nhưng hiện tại câu chuyện lại không phải thế, nó đòi hỏi thời gian lâu hơn, dẫn đến tình trạng đồng vốn bị “nằm ở trên đường".
Nguyên vật liệu vật tư cũng vậy, để đặt hàng, đặt mua, cũng phải có dự trù về tiền và nguyên vật liệu để nhận được cũng rất lâu, trước kia chỉ dự trữ trong một tháng, 3 tháng nhưng bây giờ phải tính thời gian dự trữ lên đến 6 tháng. Dẫn đến tình trạng lượng tiền phải dành cho dự trù tăng, có thể có những loại nguyên liệu phải dự trù gấp đôi, gấp rưỡi, như vậy vốn cho sản xuất cũng tăng lên, vốn để cho hàng hoá tiêu thụ cũng tăng lên, chi phí trong hoạt động sản xuất cũng tăng.
Bên cạnh đó, còn là câu chuyện về phòng chống dịch và người lao động. Đơn cử như tính đến ngày 30/10/2021, riêng trong 3 tháng đầu chúng tôi triển khai 3 tại chỗ thì tổng số tiền chi thêm của các đơn vị trong tập đoàn để phục vụ chống dịch sơ bộ đã lên tới 90 tỷ 333 triệu.
Bài toán “cực chẳng đã" nhưng vẫn phải thực hiện
Để rồi sang 2021, diễn biến dịch bệnh xấu hơn, chúng tôi đã có những sự chuẩn bị nhất định, thiệt hại và khó khăn vẫn còn, nhưng đã thu được thành quả tốt.
Tuy nhiên lỗ nhưng vẫn phải duy trì sản xuất, sản xuất mà dừng lại sẽ dẫn đến thiệt hại vô cùng, bên cạnh đó mất bạn hàng, đặc biệt bạn hàng quốc tế là điều vô cùng nguy hiểm.
Có những lúc chúng tôi cũng phải ứng tiền của khách hàng, tức là khách hàng trả tiền trước, chúng tôi dùng tiền đó để đi mua nguyên vật liệu, đó là bài toán “cực chẳng đã" nhưng vẫn phải làm, bởi ta phải chấp nhận sự duy trì, nếu dừng lại, thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều.
Phương án thì không thiếu, ví dụ nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bảo đảm, có phương án hợp lý, thì ngân hàng cũng sẽ sẵn sàng hỗ trợ về vốn. Tuy nhiên, câu chuyện đặt ra là vay thì vẫn có lãi, vẫn phải trả, nên việc quay vòng vốn tự thân là đặc biệt quan trọng.
Việc người lao động bị ảnh hưởng, tưởng như là vấn đề thứ cấp nhưng lại có tác động rất lớn đến doanh nghiệp, nhưng nếu không có người lao động thì sẽ không thể hoạt động.
Mặt khác, về vấn đề duy trì mặt bằng, trang thiết bị trong giai đoạn giãn cách cũng cần có sự hợp lý và liên quan đến vấn đề quản lý dòng tiền.
Tôi lấy ví dụ như việc bảo dưỡng của một nhà máy hóa chất định kỳ, chúng tôi đã rút ngắn thời gian bảo dưỡng từ 1 tháng xuống còn 12 ngày, nhưng vẫn đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động ổn định, như vậy bao nhiêu ngày rút ngắn là bấy nhiêu chi phí được giảm bớt.
Để thấy gánh nặng của nó, tôi sẽ lại nhắc đến con số, với Công ty Đạm Hà Bắc, 1 năm chi phí tài chính của đơn vị là hơn 900 tỷ, nghĩa là mỗi ngày 3,4 tỷ gồm có lãi vay, khấu hao. Nếu như máy dừng, chi phí đó vẫn phải được chi trả. Từ đó, thời cuộc đòi hỏi phải có kế hoạch rất hợp lý xuất phát từ tiền, thì mới thích ứng được.
Tầm nhìn chiến lược tương lai, gắn liền với KHCN
Ví dụ khác, Công ty Bột giặt Lix, năm qua, chúng tôi đã triển khai đưa 3 bộ robot vào hoạt động, thay cho 34 người trên băng chuyền bốc xếp, hiện tại các sản phẩm ra, robot sẽ thực hiện gắp, bỏ hộp, đóng gói, dán thùng.
Bên cạnh đó, trong hệ thống phân phối, nếu ta dùng những kênh bán hàng truyền thống trong giai đoạn giãn cách như sản phẩm bột giặt, tẩy rửa thì hoàn toàn không thể tiêu thụ được.
Từ đó, Tập đoàn phải xây dựng phần mềm, đưa lên app điện tử để người tiêu dùng có thể đặt hàng trực tiếp, có phương án vận chuyển, giao hàng tận nơi, như vậy mới đảm bảo được thị trường.
Bài học rút ra là buộc phải thay đổi phương thức kinh doanh và phương thức đó phải thích nghi được trong điều kiện bình thường mới. Nếu không thích nghi được, tự khắc sẽ bị đào thải.
Hiện tại, hệ luỵ của dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu vẫn đang ngày càng trầm trọng. Mặt khác, có thể doanh thu sẽ đạt cao và phục hồi dần dần, nhưng hiệu quả lại chưa cao do chi phí tài chính bị tăng lên rất nhiều. Trước kia, mỗi container hàng khi xuất đi chỉ ở mức vài trăm USD, nhưng hiện tại là hàng nghìn USD.
Tiếp theo, vấn đề về đầu tư phần nguồn, các năng lượng như khí đốt, dầu, điện, khí tự nhiên bị kéo dài, khi năng lượng bị thiếu hụt, sẽ dẫn đến sức ép lên mọi ngành kinh tế.
Vậy nên năm 2022, tôi đánh giá, yếu tố thuận lợi là có. Tuy nhiên về vấn đề dịch bệnh, chưa ai có thể nói trước điều gì. Theo nhiều chuyên gia, đến cuối năm 2022 mới có thể khống chế được dịch bệnh, như vậy ta vẫn phải có kế hoạch dự trù cho cả năm 2022, sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh.
Yếu tố quan trọng khác, tác động của dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động, điển hình như việc Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương về quê, không dám đi làm, điều đó các nước trên thế giới cũng gặp phải, thậm chí ở nước ngoài còn chỉ trông đợi vào đồng lương trợ cấp dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động.
Từ bài học của năm 2020, 2021, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng tốt hơn nhờ những giải pháp nhằm giảm thấp nhất có thể những chi phí và tranh thủ bất kể cơ hội nào, dù nhỏ nhất để tổ chức, vận hành sản xuất kinh doanh, như vậy mới mong có hiệu quả kinh tế khả quan.
Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật Tết Nhâm Dần số đặc biệt
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận