Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng: 'Thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn tiếp tục phát triển tích cực'
Chủ tịch UBCKNN nhận định, TTCK Việt Nam trong năm 2022 sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ triển vọng kinh tế Việt Nam tích cực, chương trình phục hồi kinh tế đã được thông qua, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước...
Bất chấp làn sóng đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, VN-Index năm qua tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, vượt qua các mốc điểm quan trọng là 1.200, 1.300, rồi vượt 1.500 điểm vào phiên 25/11. TTCK Việt Nam vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về tăng trưởng chỉ số; thanh khoản thị trường cũng đạt ngưỡng kỷ lục với nhiều phiên xấp xỉ 2 tỷ USD trên 3 sàn, tiệm cận mức thanh khoản của thị trường hàng đầu Đông Nam Á là Thái Lan.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Nhâm Dần, Tạp chí Nhà Đầu tư có cuộc phỏng vấn với ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
TTCK tiếp tục có một năm tăng trưởng tốt khi tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới (vượt 1.500 điểm ngày 25/11/2021). Ông đánh giá thế nào về tình hình TTCK trong năm 2021 và các yếu tố nào giúp TTCK tăng trưởng?
Trên thị trường cổ phiếu, VN-Index có sự phát triển bứt phá với chỉ số thiết lập mức đỉnh lịch sử đạt 1.500,81 điểm. Chốt phiên giao dịch 31/12, VN-Index đạt 1.498,28 điểm, tăng 35,7% so với thời điểm cuối năm và đứng trong top các chỉ số tăng mạnh nhất trên thế giới. Thanh khoản thị trường tiếp tục bùng nổ, tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.603 tỷ đồng/phiên, tăng 259% so với bình quân năm 2020, ghi nhận phiên giao giao dịch kỷ lục trên 2,3 tỷ USD, xếp thứ hai khu vực Đông Nam Á. Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trong năm 2021 đạt hơn 1,5 triệu, bằng con số trong cả giai đoạn 2015-2020 cộng lại, nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với cuối năm 2020.
Trong 11 tháng đầu năm, tổng mức huy động vốn thực tế trên TTCK ước đạt 444.941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, trong đó huy động vốn của khối doanh nghiệp thông qua qua phát hành cổ phiếu , trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá cổ phần hóa ước đạt 143.924 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần; Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ tăng 1,3% với giá trị đạt 301.017 tỷ đồng.
Những con số trên cho thấy TTCK tiếp tục là là kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ và doanh nghiệp cũng như là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng, đặc biệt các nhà đầu tư cá nhân trong nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Kết quả ấn tượng trên đạt được nhờ các yếu tố sau:
Thứ nhất, cần nhấn mạnh đến tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế và sự ổn định về vĩ mô của Việt Nam. Trong điều kiện dịch bệnh, hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt trong việc thực hiện mục tiêu kép, với các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã giúp giữ được mức tăng trưởng GDP 2,58% trong năm 2021.
Thứ hai, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp dẫn đến dòng tiền tiết kiệm của người dân và tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh do dịch COVID-19 tạm thời dịch chuyển vào thị trường tài sản, nhất là TTCK và thị trường bất động sản; cùng với đó là sự gia tăng kỷ lục số lượng nhà đầu tư với 1,5 triệu tài khoản mở mới;
Thứ ba, những nỗ lực đáng ghi nhận của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh bình thường mới, theo thống kê chưa đầy đủ, trên 80% công ty đại chúng quy mô lớn trên thị trường chứng khoán vẫn có kết quả kinh doanh khả quan với sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận với mức lãi tăng 33% so với năm 2020;
Thứ tư, là sự triển khai kịp thời và đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của TTCK dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã góp phần tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi; các chính sách hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho DN như miễn giảm phí, lệ phí, giá dịch vụ trên TTCK.
Theo ông trong năm 2022, thị trường sẽ đối mặt với những cơ hội và thách thức nào?
Ngoài ra, dư địa phát triển của thị trường vẫn còn rất lớn khi Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tác động của các gói kích thích kinh tế, và xu hướng mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư vẫn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022… Bên cạnh đó, các tính năng mới dự kiến sẽ được triển khai, đưa hệ thống giao dịch của hệ thống KRX vào triển khai theo kế hoạch chung sẽ tạo cơ hội cho thị trường phát triển các sản phẩm mới. Với các yếu tố kể trên, TTCK trong trung và dài hạn có triển vọng tiếp tục phát triển tích cực.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn phải đối mặt với những thách thức khi nguy cơ của đại dịch COVID-19 vẫn còn có nhiều diễn biến phức tạp kéo dài và tiếp tục tác động đến nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng; chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới, các gói kích thích kinh tế siết lại, lạm phát tăng cao. Cùng với đó, việc gia tăng của giá nguyên vật liệu cũng là những thách thức với hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, mặt bằng giá chứng khoán đã lên cao cũng tạo ra những rủi ro khi thị trường điều chỉnh. Đó là những yếu tố nhà đầu tư cần xem xét để quản trị rủi ro.
UBCKNN sẽ tập trung vào các giải pháp nào để thúc đẩy TTCK phát triển trong năm 2022?
Xin trân trọng cám ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường