24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Tiến Hoàng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cân bằng cán cân thương mại với Liên minh châu Âu (EU)

Mổ xẻ việc thực thi Hiệp định EVFTA gần 2 năm qua, có thể thấy, hiệp định này mang lại lợi ích chưa cân xứng, Việt Nam tận dụng xuất khẩu tốt hơn EU.

Cân bằng cán cân thương mại với Liên minh châu Âu (EU)

Cú hích cho xuất khẩu

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi trong bối cảnh thương mại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch đã tạo cú hích cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU tăng trưởng ấn tượng.

Trong 11 tháng năm 2021, dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch thứ tư bùng phát tại vùng xuất khẩu trọng điểm phía Nam, thương mại hai chiều Việt Nam và EU vẫn đạt 51,3 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 35,96 tỷ USD, tăng 12,6% và nhập khẩu đạt 15,34 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam xuất siêu sang EU 20,6 tỷ USD, tăng 9,8% so với mức xuất siêu của cùng kỳ năm ngoái.

Để đi đường dài, bền vững, Việt Nam phải thiết lập thương mại cân bằng, xuất khẩu nhiều sang EU, đồng thời tăng nhập hàng hóa từthị trường này.

Năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU được nhận định sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2021 do các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA.

Năng lực cạnh tranh và thị phần hàng hóa Việt ngày càng được cải thiện rõ rệt tại thị trường EU. Việt Nam hiện là đối tác thương mại thứ 15 của EU và đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR (theo Eurostat) và thuộc Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.

Ông Bartosz Cieleszynsky, Bí thư thứ nhất, Phó ban Thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng, EVFTA đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ liên kết thương mại song phương của hai nền kinh tế.

Cân bằng cán cân thương mại

“Lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đi EU tăng mạnh, trong khi doanh nghiệp châu Âu chưa bán được nhiều hàng hóa sang Việt Nam. Chi phí vận chuyển tăng cao trong đại dịch, nhưng container từ EU về Việt Nam thường trống. Chỉ khi thương mại song phương tiến tới cân bằng, thì bài toán về vận tải hàng hóa mới cơ bản được giải quyết”, ông Bartosz Cieleszynsky lưu ý.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, các FTA với các nền kinh tế lớn đã tạo không gian cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng để đi đường dài, bền vững, Việt Nam phải thiết lập thương mại cân bằng, xuất khẩu nhiều sang EU, đồng thời tăng nhập hàng hóa từ thị trường này.

“Doanh nghiệp cần nhận diện cơ hội của mình tại thị trường EU, nhưng cần chú trọng đến đảm bảo cân đối cán cân thương mại. Việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cũng nên đi đôi với xúc tiến nhập khẩu. Chỉ khi nào thương mại tiến tới cân bằng, đôi bên cùng hưởng lợi, thì sẽ không tạo ra những yếu tố bất lợi”, ông nói.

Thị trường EU dù rất có tiềm năng, nhưng đòi hỏi khắt khe về tính tuân thủ các tiêu chuẩn. Từ đầu năm 2022, một loạt sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khi xuất sang EU còn phải chịu kiểm dịch gắt gao. Cụ thể, tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật của EU với rau mùi là 50%, húng quế 50%, bạc hà 50%, rau mùi tây 50%, đậu bắp từ 50%, hạt tiêu 50% và thanh long, mỳ tôm là 20%.

Ngoài ra, EU còn tiến hành hậu kiểm, nên dù hàng hóa đang được tiêu thụ, bày bán tại siêu thị, cửa hàng, vẫn bị thu hồi nếu không đạt chất lượng, kể cả hàng hóa còn trong kho. “Doanh nghiệp Việt hãy chủ động hơn và thích ứng với thị trường mới để có thể biến thách thức thành cơ hội”, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh.

Chẳng hạn, các sản phẩm công nghiệp như sắt thép, phân bón, xi măng, nhôm… có nguy cơ đối mặt với thuế carbon cao, nếu đề xuất áp thuế phát thải carbon lên hàng hóa của những nước bên ngoài EU không áp dụng các biện pháp quyết liệt như EU để cắt giảm khí thải nhà kính được áp dụng trong những năm tới.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đánh giá, để ứng phó tốt với quy định mới của EU, các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón… nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
3,306.00 -42.00 (-1.25%)
prev
next

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả