menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
An Bang

Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép bác bỏ tư cách nguyên đơn của Tập đoàn Hòa Phát

Tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam cho rằng, hành động nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc của Tập đoàn Hòa Phát chỉ hướng đến mục đích duy nhất là hạn chế HRC nhập khẩu, tăng vị thế thống lĩnh thị trường để tăng giá bán HRC nội địa

Ngày 10/4/2024, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam có tổng sản lượng sản xuất tôn mạ chiếm 85% thị phần ngành tôn mạ tại Việt Nam, bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép TVP, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á,…tiếp tục gửi công văn lập luận lần 03 lên Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại và các cơ quan chức năng để khẳng định Tập đoàn Hòa Phát hoặc một trong số các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát không đủ tư cách pháp lý để nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam dẫn số liệu của Hải Quan cho biết, có 05 công ty con của Tập đoàn Hòa Phát nhập khẩu HRC từ Trung Quốc trong giai đoạn từ ngày 01/01/2019 đến ngày 29/02/2024. Cụ thể như sau:

Bảng 1: Số lượng và giá trị nhập khẩu HRC từ Trung Quốc của các công ty con thuộc Tập đoàn Hòa Phát từ ngày 01/01/2019 đến ngày 29/02/2024

Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép bác bỏ tư cách nguyên đơn của Tập đoàn Hòa Phát

Nguồn: Dữ liệu Hải quan

Đối với 05 công ty con này, Tập đoàn Hòa Phát sở hữu và có quyền kiểm soát gần như tuyệt đối (hơn 99,9%), chi tiết như sau:

Bảng 2: Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Hòa Phát đối với 05 công ty con nhập khẩu HRC từ Trung Quốc trong giai đoạn từ ngày 01/01/2019 đến ngày 29/02/2024

Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép bác bỏ tư cách nguyên đơn của Tập đoàn Hòa Phát

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 của Tập đoàn Hòa Phát

Dữ liệu Hải quan nhập khẩu cho thấy, 05 công ty con của Tập đoàn Hòa Phát nhập khẩu các mác thép HRC từ Trung Quốc, mà các mác thép HRC này hoàn toàn nằm trong năng lực sản xuất của Tập đoàn Hòa Phát, cũng như Tập đoàn Hòa Phát đang bán các mác thép HRC này tại cả thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu, chi tiết như sau:

Bảng 3: Các mác thép HRC các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát nhập khẩu từ Trung Quốc và năng lực sản xuất các mác thép này của HPG

Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép bác bỏ tư cách nguyên đơn của Tập đoàn Hòa Phát

Nguồn: Dữ liệu Hải quan, Catalogue của HPG tại đường dẫn https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2022/01/catalogue-hrc-2020.pdf.

Như vậy, Tập đoàn Hòa Phát có sản xuất và bán nội địa, bán xuất khẩu các mác thép HRC mà các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn 01/01/2019 - 29/02/2024.

Tập đoàn Hòa Phát hoặc các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đang làm đồng thời 05 việc: (1) nhập khẩu HRC từ Trung Quốc; (2) nộp đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá chính sản phẩm HRC mà các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đang nhập khẩu từ Trung Quốc; (3) sản xuất HRC mà các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đang nhập khẩu từ Trung Quốc; (4) bán HRC tại thị trường nội địa; (5) bán HRC tại thị trường xuất khẩu.

Trong bối cảnh cung HRC nội địa đang chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của toàn Việt Nam, thì rõ ràng có sự tự xung đột giữa 05 việc Tập đoàn Hòa Phát hoặc các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đang thực hiện nêu trên.

Nói cách khác, hành động nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ hướng đến mục đích duy nhất là làm tăng giá nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam.Từ đó tăng vị thế thống lĩnh thị trường để tăng giá bán HRC nội địa, dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận cho Tập đoàn Hòa Phát hoặc các công ty con. Đây không phải để bảo vệ cho ngành sản xuất HRC nội địa, mà bất chấp các tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, các doanh nghiệp lo ngại.

Tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam đồng loạt đưa ra quan điểm bác bỏ tư cách nguyên đơn của Tập đoàn Hòa Phát hoặc một trong số các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát trong việc nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các doanh nghiệp tôn mạ và ông thép Việt Nam lập luận rằng, theo Khoản 1, Điều 70, Luật Quản lý Ngoại Thương số 05/2017/QH14:“Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.”

Khoản 1, Điều 69 của Luật Quản lý Ngoại Thương số 05/2017/QH14 định nghĩa “ngành sản xuất trong nước” như sau: “Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước. Trong trường hợp nhà sản xuất trong nước trực tiếp nhập khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc có mối quan hệ với các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra thì nhà sản xuất này có thể không được xem là nhà sản xuất trong nước.”

Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn cách xác định mối quan hệ giữa nhà sản xuất hàng hóa tương tự và tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

“Các nhà sản xuất hàng hóa tương tự được coi là có mối quan hệ với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương trong các trường hợp sau đây: Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia; Cả hai bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba; Cả hai bên cùng trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.”

Như vậy, theo quy định của Luật Quản lý Ngoại Thương số 05/2017/QH14, Tập đoàn Hòa Phát hoặc một trong số các công ty con không đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Bởi vì, trường hợp bên nguyên đơn là công ty mẹ, tức Tập đoàn Hòa Phát: 05 công ty con của Tập đoàn Hòa Phát có nhập khẩu HRC từ Trung Quốc trong giai đoạn 01/01/2019 - 29/02/2024. Tập đoàn Hòa Phát trực tiếp kiểm soát 05 công ty con này với tỷ lệ sở hữu hơn 99,9% tại Bảng 2.

Do đó, Tập đoàn Hòa Phát không đủ tư cách pháp lý nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra vì không được xem là nhà sản xuất trong nước theo Mục a, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP: Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia.

Trường hợp bên nguyên đơn là một trong số các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát: 05 công ty con của Tập đoàn Hòa Phát có nhập khẩu HRC từ Trung Quốc trong giai đoạn 01/01/2019 - 29/02/2024.

Bên nguyên đơn là công ty con của Tập đoàn Hòa Phát nhập khẩu HRC từ Trung Quốc đều trực tiếp bị kiểm soát bởi công ty mẹ là Tập đoàn Hòa Phát. Do đó, không có công ty con nào của Tập đoàn Hòa Phát đủ tư cách pháp lý nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra vì không được xem là nhà sản xuất trong nước theo Mục b, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP: Cả hai bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba.

Định nghĩa “ngành sản xuất trong nước” của Luật Quản lý Ngoại Thương số 05/2017/QH14 cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiệp định Chống bán phá giá WTO.

Như vậy, theo quy định của Luật Quản lý Ngoại Thương số 05/2017/QH14 và Hiệp định Chống bán phá giá WTO, chúng tôi bác bỏ tư cách nguyên đơn của Tập đoàn Hòa Phát hoặc một trong số các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát vì 05 công ty con của Tập đoàn Hòa Phát nhập khẩu HRC từ Trung Quốc trong giai đoạn 01/01/2019 - 29/02/2024 bao gồm thời kỳ tính biên phá giá và thời kỳ xem xét thiệt hại.

Từ những lập luận, đúng quy định của Luật Quản lý Ngoại Thương số 05/2017/QH14 và Hiệp định Chống bán phá giá WTO, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bác bỏ tư cách nguyên đơn của Tập đoàn Hòa Phát hoặc một trong số các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát trong việc nộp đơn yêu cầu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

28.15

-0.25 (-0.88%)

Biểu đồ mã HPG
2 Yêu thích
2 Bình luận 7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại