Báo cáo phân tích MSN
I. Tổng quan doanh nghiệp
1. Thông tin chung
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan được thành lập vào tháng 11/2004 dưới tên Công ty Cổ phần Hàng Hải Ma Sanِ. Sau nhiều năm phát triển và mở rộng, Masan Group đã trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành và có sức ảnh hưởng lớn ở thị trường Việt Nam.
Với nhiều công ty thành viên, lĩnh vực hoạt động của Masan trải dài qua nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như: tiêu dùng, bán lẻ, thực phẩm, đồ uống, ngân hàng và dịch vụ tài chính…
Nguồn: BCTN MSN 2023
Masan Consumer (Hàng tiêu dùng)
Masan Consumer là công ty con nòng cốt của tập đoàn, nổi bật trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm tiêu dùng. Một số thương hiệu nổi tiếng thuộc Masan Consumer có thể kể đến: Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, B’fast, Wake-up 247, Compact, Heo Cao Bồi, Ponnie…
WinCommerce (Bán lẻ)
Sau khi thâu tóm thành công VinCommerce sau từ Tập đoàn Vingroup vào năm 2019, VinCommerce được đổi tên thành WinCommerce tiếp tục vận hành hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ WinMart và WinMart+. Với hàng ngàn điểm bán trên khắp cả nước, WinCommerce trở thành chuỗi bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam về số lượng cửa hàng. Chiến lược của Masan trong mảng bán lẻ là kết hợp các sản phẩm tiêu dùng của Masan với nền tảng bán lẻ rộng khắp, tạo ra một hệ sinh thái tiêu dùng toàn diện cho khách hàng.
Masan High-Tech Materials (Khai khoáng)
Masan High-Tech Materials là nhà cung cấp vật liệu Vonfram tiên tiến công nghệ cao hàng đầu thế giới được sử dụng trong các ngành công nghiệp then chốt như điện tử, hóa chất, ô tô, hàng không vũ trụ, năng lượng và dược phẩm, với các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, Đức, Canada và Trung Quốc, phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới.
Techcombank (Ngân hàng và dịch vụ tài chính)
Mặc dù không sở hữu trực tiếp, Masan Group có cổ phần đáng kể tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Đây là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, nổi bật với các dịch vụ ngân hàng số và có sự tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận trong các năm gần đây.
2. Chuỗi giá trị
II. Phân tích hoạt động kinh doanh
1. Cập nhật tình hình và kết quả kinh doanh
Theo báo cáo tài chính quý 2/2024, doanh thu thuần của Masan Group đạt 20.134 tỷ đồng tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng với con số ấn tượng 120% đạt 946 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng (LNST của cổ đông công ty mẹ) có sự nhảy vọt khi lên tới 503 tỷ đồng - tăng 378,6% và cao hơn con số 419 tỷ đồng của cả năm 2023.
Nguồn: CafeF
Kết quả này đến từ sự cải thiện của các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ, đây cũng chính là điểm sáng trong cơ cấu doanh thu của Masan, bên cạnh đó phải kể đến sự phục hồi của các hoạt động/mảng không cốt lõi và chi phí tài chính ròng giảm 138 tỷ đồng.
Nguồn: Masan
2. Cơ cấu doanh thu
Nguồn: CafeF
Cơ cấu doanh thu quý 2/2024 của Masan Group cho thấy sự tập trung chủ yếu vào các mảng kinh doanh tiêu dùng, bán lẻ và công nghiệp. Trong đó, Masan Consumer và Wincommerce giữ vị trí chủ chốt, đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu.
Nguồn: Masan Group
- Thứ nhất, việc sở hữu các thương hiệu “quốc dân” có độ nhận diện cao với danh mục sản phẩm đa dạng và quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé… đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng bền vững.
- Thứ hai, hệ thống phân phối rộng khắp, bao phủ từ các thành phố lớn đến các vùng nông thôn, giúp sản phẩm của Masan Consumer tiếp cận được với đông đảo khách hàng.
- Thứ ba, các chiến dịch marketing hiệu quả và việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ đã giúp Masan Consumer chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và tạo ra sự trung thành với thương hiệu.
- Thứ tư, việc không ngừng đổi mới sản phẩm và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của mảng kinh doanh này.
Bên cạnh đó phải kể đến sự tăng trưởng của 3 ngành hàng: thực phẩm tiện lợi , đồ uống và cà phê
Nguồn: CafeF
Doanh thu thuần của Phúc Long Heritage tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 391 tỷ đồng, nhờ 15 cửa hàng mới từ quý 2/2023. Kết quả này đóng góp 2% vào tổng doanh thu của tập đoàn.
Techcombank - công ty liên kết của Masan, đóng góp 1.236 tỷ đồng vào EBITDA trong quý 2/2024, tương ứng mức tăng trưởng 38,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng, Masan group đạt 38.989 tỷ đồng doanh thu - tăng 4,5% so với 6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế đạt 1.425 tỷ đồng - tăng 64% và lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 607 tỷ đồng - tăng 90%.
III. Triển vọng tăng trưởng
Triển vọng ngành bán lẻ Việt Nam trong nửa cuối năm 2024 được đánh giá tích cực, với nhiều yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng. Các chính sách kích thích kinh tế, bao gồm duy trì mức thuế VAT 8% và việc tăng lương cơ sở từ tháng 7/2024, sẽ giúp hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Điều này dự kiến sẽ mang lại kết quả kinh doanh tích cực cho các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành bán lẻ, khi họ có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh
2. Chiến lược của MSN
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận