Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 128,8km.
Góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 17/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là dự án trọng điểm quốc gia, việc triển khai dự án không chỉ tạo động lực, sức lan tỏa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mà còn góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc theo quy hoạch liên kết vùng.
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), có điểm đầu giao đường Hồ Chí Minh (QL.14) tại Km1915+900, thuộc địa phận huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; điểm cuối kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa, thuộc địa phận thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Tổng chiều dài khoảng 128,8km; trong đó đoạn qua địa phận Bình Phước khoảng 101km, đoạn qua địa phận Đắk Nông khảng 27,8km; chiều dài đường cao tốc khoảng 126,8km, chiều dài đoạn tuyến kết nối từ nút giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh–Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa khoảng 02km.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, theo quy hoạch, dự án sẽ có quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh; giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch 6 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng bao gồm 12.770 tỷ đồng vốn Nhà nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư huy động.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và thực tiễn triển khai một số dự án cao tốc quan trọng quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong thời gian qua, Chính phủ đề xuất phân chia dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành thành 5 dự án thành phần (gồm 1 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP và 4 dự án thành phần đầu tư công).
Về tiến độ dự kiến, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết dự án sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2023, thực hiện dự án từ năm 2024, phấn đấu hoàn thành dự án năm 2026. Cụ thể: chuẩn bị dự án năm 2023 - 2024; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2024 - 2025; thi công xây dựng từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành năm 2026.
Về một số đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư dự án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép dự án áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù:
Làm rõ hơn tính hấp dẫn của dự án đối với nhà đầu tư
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ về khả năng bố trí nguồn lực, đánh giá tác động của việc triển khai cùng lúc nhiều dự án hạ tầng đối với khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu, để bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá tác động của Dự án đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để làm rõ hơn sự cần thiết, cấp thiết của dự án...
Về quy mô đầu tư, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với quy mô đầu tư của dự án, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị cân nhắc mở rộng đầu tư đoạn kết nối 2 km của dự án theo quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn TCVN 5729:2012, để bảo đảm kết nối đồng bộ với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành đang triển khai đầu tư, phát huy hiệu quả đầu tư (giảm thiểu chi phí trong quá trình nâng cấp, mở rộng sau này).
Về phương thức đầu tư, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn tính hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư khi các chỉ số về hiệu quả tài chính của dự án là không cao.
Về kiến nghị các cơ chế tổ chức thực hiện, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy các cơ chế, chính sách này đã được Quốc hội cho phép áp dụng đối với Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, do đó đề xuất của Chính phủ là có cơ sở.
Đối với kiến nghị các cơ chế chỉ định thầu, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy một số nội dung đề xuất chỉ định thầu đối với Dự án đã được quy định tại Luật Đấu thầu năm 2023. Do đó, đề nghị rà soát và chỉ đề xuất đối với những nội dung vượt quá quy định của Luật Đấu thầu năm 2023.
Về kiến nghị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để thực hiện dự án, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy cơ chế, chính sách này đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại Nghị quyết số 106 ngày 28/11/2023 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.
Tuy nhiên, đề nghị bổ sung các quy định về nhà thầu thi công và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tương tự như khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 106 để bảo đảm đầy đủ trách nhiệm của các bên liên quan.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận