Áp lực nợ ngắn hạn hơn 21.300 tỷ đồng: VNDirect sẽ xoay sở thế nào?
Mới đây, CTCP Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán: VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với nhiều biến động đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính.
Tính đến cuối quý III/2024, tổng dư nợ của VNDirect đạt hơn 21.700 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm.
Vietcombank (VCB) là chủ nợ lớn nhất, với dư nợ 6.367 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với đầu năm. Đáng chú ý, trong kỳ, VNDirect vay thêm từ Vietcombank hơn 9.000 tỷ đồng và đã trả gần 7.900 tỷ đồng.
BIDV (BID) là chủ nợ lớn thứ hai, với dư nợ cuối kỳ 3.848 tỷ đồng, tăng 1.695 tỷ đồng so với đầu năm. Trong kỳ, BIDV cấp thêm số tiền 'khủng' 24.100 tỷ đồng cho VNDirect, và cũng đã được trả bớt 22.400 tỷ đồng.
VietinBank (CTG) là chủ nợ lớn thứ ba, với tổng dư nợ 3.550 tỷ đồng, tăng 475 tỷ đồng so với đầu năm. VietinBank đã cấp thêm cho VNDirect hơn 21.000 tỷ đồng trong kỳ, và trả được gần 20.600 tỷ đồng.
Ngoài ba ngân hàng lớn trên, VNDirect còn có dư nợ hơn 7.000 tỷ đồng tại các ngân hàng khác, tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với đầu kỳ. Đồng thời, VNDirect còn nợ 400 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn.
Tổng cộng, trong kỳ, VNDirect đã được cấp thêm gần 90.200 tỷ đồng từ các nguồn vay và đã trả hơn 89.300 tỷ đồng.
VNDirect gần như không còn nợ dài hạn, toàn bộ áp lực dồn vào các khoản vay ngắn hạn, tạo ra rủi ro lớn về khả năng xoay vòng dòng tiền. Công ty đã 'rút' hơn 4.400 tỷ đồng tiền và tương đương tiền từ các khoản tiền gửi dưới 3 tháng và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng (khoản tiền dành để phục vụ hoạt động của công ty chứng khoán).
Đến cuối quý III/2024, tiền và tương đương tiền chỉ còn 456 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng phục vụ hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó, các tài sản tài chính khác của VNDirect bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM), với tổng giá trị đạt 4.880 tỷ đồng, giảm hơn 2.700 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong khi đó, danh mục tự doanh của VNDirect lại tăng mạnh từ 16.600 tỷ đồng lên 24.400 tỷ đồng. Các khoản đầu tư lớn gồm VPB (448 tỷ đồng), HSG (379 tỷ đồng), C4G (285 tỷ đồng), LTG (115 tỷ đồng), và hơn 2.000 tỷ đồng vào các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ khác.
Đáng chú ý, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của VNDirect lên tới 13.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.800 tỷ đồng so với đầu năm. Ngoài ra, VNDirect còn sở hữu hơn 7.900 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận