1 cổ phiếu triển vọng để mua
1. Quá khứ STB – Công cụ để Trầm Bê cứu ngân hàng Phương Nam.
Năm 2004, Trầm Bê tham gia đầu tư vào ngành ngân hàng và sau đó trở thành lãnh đạo cấp cao của ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên đến 2012 nợ xấu của ngân hàng Phương Nam đã lên đến 45.6%. Khi nợ xấu của Phương Nam quá cao và đang có nguy cơ bị nhà nước mua lại với mức giá 0 đồng, lúc này Trầm Bê bắt đầu mua lượng lớn cổ phần tại STB. Việc Trầm Bê mua lượng lớn cổ phần tại STB nhằm nhắm quyền kiểm soát ngân hàng này, sau đó sẽ tìm cách hợp nhất STB với Phương Nam, điều này là để cứu Phương Nam ra khỏi danh sách mua lại với giá 0 đồng của nhà nước. Sau rất nhiều nỗ lực để chi phối STB thì đến 01/10/2015, Phương Nam và STB chính thức được sáp nhập lại với nhau.
Do ngân hàng Phương Nam là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, cho nên khi STB và Phương Nam được sáp nhập với nhau thì điều này đã làm cho nợ xấu của STB tăng mạnh, từ mức 1.19% trong năm 2014 lên thành 5.8% trong 2015 và 6.91% trong 2016.
Bắt đầu từ 2015, Lợi nhuận của STB giảm mạnh do phải trích lập cho các khoản nợ xấu của ngân hàng Phương Nam. Từ một ngân hàng lợi nhuận trên 2 nghìn tỷ/năm, đến 2015 lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 648 tỷ, còn đến 2016 lợi nhuận giảm xuống mức thấp kỷ lục chỉ còn 89 tỷ.
2. Đã xử lý xong trái phiếu VAMC, đề án tái cơ cấu sắp hoàn thành.
Kể từ khi STB và Phương Nam được sáp nhâp lại với nhau thì STB phải gánh thêm các khoản nợ xấu ở mức rất lớn của ngân hàng Phương Nam. Do nợ xấu sau sáp nhập quá cao nên STB phải bán lại các khoản nợ xấu cho VAMC, bản chất của việc bán nợ xấu cho VAMC chỉ là biện pháp giãn nợ, nhằm giúp ngân hàng tránh được thua lỗ tạm thời. Đến cuối Q2/2024, giá trị trái phiếu VAMC của STB chỉ còn 623 tỷ, dự kiến ngân hàng sẽ hoàn thành trích lập trong Q3.
Tuy rằng đã trích lập xong toàn bộ giá trị trái phiếu VAMC, nhưng để hoàn thành đề án tái cơ cấu toàn bộ ngân hàng thì STB cần phải xử lý thêm 2 tài sản tồn động đó là KCN Phong Phú và 32.5% cổ phần của Trầm Bê được thế thấp tại VAMC.
Tài sản tồn đọng lớn nhất trong đề án tái cơ cấu hiện nay của STB đó là 32.5% cổ phần của Trầm Bê đang được thế chấp tại VAMC. Trong quá khứ, 32.5% cổ phần tại STB của Trầm Bê đã được thế chấp tại VAMC để được vay khoảng 10.000 tỷ với lãi suất ưu đãi nhằm cứu STB khỏi tình trạng thiếu thanh khoản. Theo quy định, khi xử lý được nợ xấu, thanh lý được tài sản đảm bảo thì tổ chức tín dụng sẽ nhận được 85% giá trị tài sản được thu hồi, còn VAMC sẽ được hưởng 15%. Hiện tại, STB đã trích lập xong dự nợ được thế chấp bằng 32.5% cổ phần của Trầm Bê, và giá trị thị trường của số cổ phần này là 17 nghìn tỷ, vậy khi đấu giá thành công số cổ phần này thì STB sẽ nhận được 85%, tương ứng với 14.450 tỷ. Khi 32.5% cổ phần của Trầm Bê được đấu giá thành công thì lợi nhuận STB sẽ có sự tăng trưởng rất đột biến.
Chi tiết mời ac xem hết video:
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường