24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Minh Thy VND

Ảnh đại diện Pro
Phân biệt Vốn hóa và Vốn chủ sở hữu. Loại vốn nào cần lưu ý khi đầu tư.
Nhiều trang báo có nội dung ‘’VNDIRECT mất 1800 tỉ giá trị vốn hóa sau khi bị hacker tấn công’. Vậy thông tin này có phản ánh tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả?
Phân biệt Vốn hóa và Vốn chủ sở hữu. Loại vốn nào cần lưu ý khi đầu tư.. Nhiều trang báo có nội dung  ...
Câu trả lời là KHÔNG!
Quay trở lại quá khứ, trong chu kỳ downtrend giai đoạn mạnh nhất index rơi từ 1500 xuống 870, hầu hết các doanh nghiệp đều bị giảm vốn hóa, kể cả các doanh nghiệp thuộc ngành phòng thủ như điện, nước, công nghệ - viễn thông. Trong bối cảnh đó, chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, bê bối của Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB dẫn đến rủi ro vỡ nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, làm cho dòng tiền dần dịch chuyển ra khỏi thị trường chứng khoán và tìm đến những kênh an toàn khác là vàng và gửi tiết kiệm.
=> Do vậy, lúc này vốn hóa sẽ giảm do nhu cầu nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư giảm đi. Nhưng bản chất nội tại doanh nghiệp nào tốt vẫn sẽ tốt và đây là lúc mở ra cơ hội đầu tư dài hạn, vì sau khi index tạo đáy những doanh nghiệp này sẽ sớm lấy lại vị thế của mình có thể kể đến FPT, VCB, BID, DHG, FRT, …
=> Như vậy, ở bài báo trên, vấn đề “VND bị hacker tấn công” và “Vốn hóa mất 1800 tỉ” không phải là một cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Vốn hóa VND giảm chỉ đơn thuần là cung cầu của thị trường, việc VND bị hacker tấn công có thể dẫn đến vốn chủ sở hữu sụt giảm. Ở đây, cần tách biệt 2 vụ việc hacker tấn công và vốn hóa giảm và 2 khái niệm vốn hóa và vốn chủ sở hữu.
1. Vốn hóa:
Công thức: VỐN HÓA = GIÁ HIỆN TẠI CỦA CP X SL CP LƯU HÀNH
Dựa vào vốn hóa, NĐT có thể xác định được quy mô doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Vốn hóa của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo từng phiên giao dịch. Trong ngắn hạn, không chứng minh được giá trị thực của công ty. Vốn hóa thường được so sánh cùng với vốn chủ sở hữu để đánh giá xem doanh nghiệp có đáng đầu tư.
Giá cổ phiếu vận động theo quy luật cung cầu của thị trường. Nếu như dựa vào tin tức sự cố hệ thống xảy ra ở VND làm vốn hóa bay mất 1800 tỉ thì trong cùng khoảng thời gian 25/3/2024 - 1/4/2024, BID có cự cố gì mà bay hơn 18,800 tỉ vốn hóa? VNM bay hơn 2,500 tỉ vốn hóa? VHM bay hơn 3,400 tỉ vốn hóa? HPG bay hơn 6,300 tỉ vốn hoá? Hãy là nhà đầu tư thông minh, nhận thấy cơ hội trong khó khăn, đừng để truyền thông bẩn làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của bạn.
2. Vốn chủ sở hữu:
Công thức: VCSH = TỔNG TS - TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VCSH sẽ xuất hiện trong BCKQKD cụ thể là bảng cân đối kế toán, phản ánh tình trạng vốn thực có của doanh nghiệp, đánh giá xem tài sản được tài trợ bằng bao nhiêu vốn chủ. Từ đó, suy ra tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp => đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp
Như vậy, VCSH phản ánh chính xác tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nhân tố để đưa ra quyết định đầu tư.
Việc VND bị hacker tấn công, công ty phải tốn nhiều khoản chi phí để ổn định hệ thống => lợi nhuận bị ảnh hưởng => vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng theo. Nhưng đây chỉ là tác động trong ngắn hạn, thời gian này VND có thể dùng chiến lược “lấy ngắn nuôi dài”, hy sinh chi phí ngắn hạn để bảo vệ, nâng cấp hệ thống để đổi lấy dài hạn là môi trường đầu tư an toàn, bền vững cho nhà đầu tư. Biến sự cố thành lợi thế cạnh tranh như Google năm 2009.
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,257.50 +2.83 (+0.23%)
1,317.77 +3.61 (+0.27%)
prev
next
18 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ