Ảnh đại diện
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?
Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất ổn khi giá dầu liên tục lên xuống đầy bất ngờ. Do đó, để nhìn lại tổng quan hơn về thị trường dầu hiện nay, báo cáo sẽ điểm qua các phần như sau:
• Sản lượng dầu của Mỹ
• Cân bằng Cung – Cầu
• Cắt giảm của OPEC+
• Xu hướng của thị trường sắp tới
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Sản lượng dầu của Mỹ
Báo cáo mới nhất của EIA cho thấy tiếp tục có sự tăng trưởng trong sản xuất dầu thô. Sản lượng dầu của Mỹ trong tháng 9 ghi nhận ở mức 13.236 triệu thùng/ngày, tuy nhiên cần lưu ý rằng hệ số điều chỉnh, vốn luôn dương kể từ cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ, đã chuyển lại sang âm, ở mức -168 nghìn thùng/ngày, ngụ ý sản lượng dầu thực tế trong tháng 9 vào khoảng 13.068 triệu thùng/ngày. Dầu pha trộn ở mức ~725 nghìn thùng/ngày hoặc ổn định trong khoảng 650 – 750 nghìn thùng/ngày.
EIA đã thành công trong việc phân loại hệ số điều chỉnh, song chưa làm được phân loại sản xuất dầu thô với phần còn lại. Vấn đề này sẽ được giải quyết vào tháng 3/2024 trong giai đoạn 3 của EIA.
Ở mức 13,068 triệu thùng/ngày, sản lượng dầu của Mỹ đã vượt quá ước tính hồi đầu năm (~12,9 triệu thùng/ngày). Và theo dữ liệu theo dõi sản lượng dầu theo thời gian thực, sản lượng đạt khoảng 13,2 triệu thùng/ngày trong tháng 11.
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Nhìn chung sản lượng dầu của Mỹ đã gây khá bất ngờ, song chưa đủ để khiến OPEC+ thông báo cắt giảm them ~696 nghìn thùng/ngày (sẽ thảo luận thêm sau).
Dự báo cho thấy sản lượng dầu của Hoa Kỳ sẽ giảm dần trong nửa đầu năm 2024, trong khoảng 12.8 – 12.9 triệu thùng/ngày trước khi tăng lại lên 13.4 – 13.5 triệu thùng/ngày vào cuối năm. Sau đó, sản xuất sẽ đạt khoảng 13.7 triệu thùng vào cuối 2025 trước khi chững lại hoàn toàn.
Do đó, mặc dù sản lượng của Mỹ có ảnh hưởng ở mức độ nhỏ đến cung – cầu toàn thế giới, nhưng không phải lý do khiến OPEC+ cần cắt giảm lần nữa.
Cân bằng Cung – Cầu
Vậy lý do nào đã khiến OPEC+ phải cắt giảm thêm?
Đầu tiên, tăng trưởng nhu cầu không tốt như kỳ vọng. IEA, đơn vị thường thận trọng trong việc dự báo nhu cầu dầu toàn cầu, có thể đã đánh giá quá cao nhu cầu trong năm nay. IEA ước tính nhu cầu sẽ tăng thêm khoảng 2.4 triệu thùng/ngày, nhưng như đã lưu ý trong báo cáo trước, nhu cầu của Trung Quốc ước tính chỉ tăng khoảng 1.778 triệu thùng/ngày (~74% toàn thế giới), đã bị phóng đại lên mức 400 nghìn thùng/ngày.
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Ấn Độ, quốc gia đang tăng trưởng nhẹ trong năm nay, cũng khó có khả năng đạt được con số mục tiêu. Các quốc gia khác ngoài OECD không có đủ thông tin để đánh giá chính xác về nhu cầu.
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Nhìn chung, tăng trưởng nhu cầu thực tế năm nay sẽ ở mức khoảng 1.5 – 1.7 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với dự báo của IEA. Kết hợp với ước tính của IEA về tăng trưởng sản lượng của các nước ngoài OPEC+ khoảng 1.7 triệu thùng/ngày (dầu thô + NGL) và việc Iran tăng sản lượng khoảng 600 nghìn thùng/ngày, thị trường sẽ dư cung nếu Ả Rập Saudi không cắt giảm tự nguyện.
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Sản lượng tăng thêm từ Iran (+600 nghìn thùng/ngày), Mỹ (+250 nghìn thùng/ngày), Brazil (+100 nghìn thùng/ngày) đã đẩy tổng nguồn cung tăng thêm khoảng 950 nghìn thùng/ngày.
Việc cắt giảm tự nguyện của Saudi đã bù lại nguồn cung tăng thêm, song phía nhu cầu kém hơn kỳ vọng sẽ đòi hỏi các nước khác cũng phải hành động (cùng cắt giảm giống như Saudi).
Cắt giảm sản lượng của OPEC+
Sau đây là bảng tổng hợp về mức cắt giảm tự nguyện của OPEC+ trong quý 1/2024.
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Đối với Iraq, UAE, Kuwait và Oman, các con số này khá phù hợp, trong khi mức cắt giảm của Algeria và Kazakhstan không đáng tin lắm. Nga thậm chí còn cam kết cắt giảm thêm 200 nghìn thùng/ngày đối với dầu nhiên liệu, tuy nhiên sẽ cần đặt dấu hỏi về tính tuân thủ của nước này.
Nhìn chung, thị trường có thể sẽ đánh giá cao đối với Saudi, UAE, Kuwait và Oman, và mức cắt giảm có thể sẽ ở mức 1.34 triệu thùng/ngày. Đối với Nga hay các nước còn lại, không chắc họ sẽ tuân thủ, hoặc có tuân thủ nhưng sẽ không đạt 100% như 4 nước trên. Do đó, thị trường hoàn toàn có lý do để phản ứng thận trọng.
Giả sử việc không tuân thủ sẽ diễn ra ở một mức độ nào đó, ước tính mức cắt giảm sẽ đạt ~1.5 triệu thùng/ngày, và thị trường sẽ thâm hụt nhẹ trong quý 1. Điều này cũng sẽ phụ thuộc vào thời tiết, yếu tố đóng vai trò lớn trong nhu cầu sưởi ấm.
Xu hướng của thị trường sắp tới
Các nhà đầu cơ giá lên đang phải tự đặt câu hỏi, làm sao có thể coi đây là thị trường giá lên khi OPEC+ phải tiếp tục cắt giảm?
Trong bất kỳ thị trường giá tăng bền vững nào, động lực chính phải đến từ phía cầu, đây là yếu tố thậm chí còn quan trọng hơn nguồn cung. Do đó, triển vọng cho năm 2024 sẽ nằm ở phía cầu.
Nếu nhìn vào thực trạng hiện tại thì bức tranh đang không mấy tích cực. Châu Âu đã trong suy thoái, trong khi lãi suất ở mức cao cùng với nền kinh tế Mỹ đang chậm lại gợi ý suy thoái cũng đang đến gần. Phía Trung Quốc hiện đang kích thích nền kinh tế và giá đồng có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để có thể kết luận rằng nhu cầu sẽ tăng mạnh. Do đó, sự bất ổn đang khiến thị trường năng lượng trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Tuy nhiên nếu xét về cung – cầu, năm 2024 sẽ được coi là 1 năm mang tính bản lề. Sản lượng dầu của Mỹ, mặc dù đã gây bất ngờ khi tăng vượt kỳ vọng trong năm nay, nhưng dự kiến sẽ chững lại trong 2024 với mức tăng trưởng vừa phải. Đối với các nước ngoài OPEC+, tăng trưởng sản lượng dự kiến sẽ chậm lại ở mức ~700 nghìn thùng/ngày và sẽ không có thêm việc sản lượng tăng bất ngờ từ Iran.
Đối với OPEC+, nửa cuối năm 2024 sẽ có nhiều dư địa để dỡ bỏ các khoản cắt giảm tự nguyện mà họ đã cam kết. Ả Rập Xê Út dự kiến sẽ dỡ bỏ hoàn toàn việc cắt giảm vào cuối năm 2024 với giả định phía nhu cầu sẽ tăng trưởng ít nhất 1,1 triệu thùng/ngày.
Nhìn chung, có một số “tia sáng” trong con đường phía trước. Biến động giá dầu sẽ vẫn ở mức thấp (so với các tiêu chuẩn lịch sử). Giá dầu WTI dự kiến sẽ đạt mức trung bình ở mức 80 USD trong suốt năm 2024 và dầu Brent ở quanh mức 85 USD. Hiện giá có lẽ sẽ khó vượt quá mức 90 USD trong một thời gian dài và tăng lên mức 100 USD. Chỉ khi nhu cầu tăng bất ngờ thì giá sẽ tăng mạnh, nhưng ngay cả trong kịch bản đó, Trung Quốc sẽ thể hiện sức mạnh của họ bằng việc mua bán xen kẽ (mua xoay vòng – swing buying).
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Kết quả là, thị trường sẽ dao động trong 1 biên độ nhất định. Do đó, thay vì đặt câu hỏi về việc liệu giá có tăng hay không, các nhà đầu tư nên tập trung vào những gì có thể thực sự theo sát.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Trên khung thời gian 4H, giá dầu vẫn đang di chuyển trong kênh giá giảm (khung màu xanh) tạo từ cuối tháng 9. Giá khi tiến tới kiểm định lại đường biên trên của kênh đồng thời gặp kháng cự quanh MA200 đã quay đầu giảm và phá vỡ kênh tăng giá ngắn hạn (đường chấm tròn). Như vậy trong ngắn hạn về mặt phân tích kỹ thuật giá dầu thô đang khá tiêu cực.
Xu hướng giảm cũng phù hợp với tính mùa vụ, khi giá dầu thường giảm đến cuối tháng 12 và tạo đáy trong tháng 1.
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Dữ liệu từ CFTC cũng cho thấy các quỹ đang giảm dần vị thế dương mua và hiện về mức 100 nghìn hợp đồng. Mức này hiện chỉ cao hơn mức đáy tháng 3 và cuối tháng 6 ở mức dương mua 70 nghìn hợp đồng. Như vậy động lượng giảm của các quỹ là vẫn còn
DẦU THÔ WTI: LIỆU ĐÀ TĂNG CÓ CÒN SAU ĐỢT BIẾN ĐỘNG MẠNH?. Có lẽ rất nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất  ...
Kết hợp các yếu tố trên, trong ngắn hạn dầu thô vẫn có thể tiếp tục duy trì đà giảm, với mục tiêu hướng đến vùng 71 USD, tương ứng đường MA200 của biểu tuần.
Tuy nhiên NĐT có thể chờ đợi canh mua cho xu hướng trung dài hạn trong năm 2024 khi giá về các vùng hỗ trợ mạnh quanh 71 và sâu hơn là 68 USD. Vùng hỗ trợ mạnh cùng với khoảng thời gian tạo đáy của giá dầu và điểm tới hạn đáy của vị thế dương mua của các quỹ, có thể là những tín hiệu của việc giá dầu tạo đáy và đảo chiều tăng trở lại.
Nhà đầu tư lưu ý
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ