DẦU THÔ: TẬP TRUNG VÀO CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN
Thị trường dầu đang dao động khá mạnh và các nhà đầu tư giá lên đang phải nghi ngờ về dự đoán của họ, trong khi một số nhà đầu tư cho rằng tâm lý tiêu cực đã lên đến đỉnh điểm.
Tất cả đều bắt nguồn từ việc nguồn cung dầu không thắt chặt như kỳ vọng. Dự trữ dầu toàn cầu đã đi ngang kể từ đầu năm, và quý 4 vốn được kỳ vọng sẽ xảy ra sự thắt chặt nguồn cung lại dường như chỉ thâm hụt nhẹ.
Các nhà đầu tư đôi khi quên rằng khi nhắc đến cung – cầu thị trường dầu mỏ, việc thâm hụt hay dư cung thường chỉ ~1%. Sự dao động 1% này (~1 triệu thùng/ngày) có thể làm thay đổi đáng kể giá cả và tồn kho thực tế. Và việc nắm bắt hoàn hảo sự chênh lệch 1% này là điều rất khó thực hiện.
Từ góc độ thị trường, một câu hỏi đơn giản cần đặt ra là: Nếu cung – cầu quý 4/2023 không thắt chặt như kỳ vọng, vậy cung – cầu quý 1/2024 có gì khác biệt? Chúng ta sẽ cùng xem thử các nhân tố ảnh hưởng dưới đây.
Đầu quý 4, lợi nhuận lọc dầu giảm nhanh chóng do nguồn cung khan hiếm. Điều này đã khiến các nhà máy cắt giảm hoạt động khi bắt đầu mùa bảo trì trên toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ (hiện công suất vẫn dưới mức 16.1 triệu thùng/ngày).
Việc cắt giảm hoạt động của nhà máy lọc dầu đã dẫn đến việc trữ lượng dầu thô toàn cầu tăng lên (như thể hiện ở biểu đồ phía trên). Tuy nhiên, điều chưa thể hiện là dự trữ các sản phẩm tinh chế (như xăng và diesel) đã trở về mức thông thường.
Dự trữ các sản phẩm tinh chế của Mỹ là minh chứng điển hình,
Thêm vào đó, dữ liệu từ Energy Aspects cho thấy biên lợi nhuận lọc dầu đang hồi phục.
Nhìn chung, công suất lọc dầu thấp hơn đã làm giảm lượng dự trữ sản phẩm tinh chế, và cũng khiến thị trường có quan điểm rằng nguồn cung đã dư thừa, mặc cho việc cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày từ Saudi.
Quan điểm của thị trường hiện tại là cân bằng cung – cầu quý 1/2024 sẽ kém khả quan hơn so với các dự báo hiện nay. Chênh lệch kỳ hạn của dầu Brent vẫn đang ở trạng thái bù hoãn mua (contango) và không có khả năng chuyển sang bù hoãn bán (backwardation) cho đến giữa năm. Những nhận định này không phải là không có cơ sở. Các nhà máy lọc dầu là nơi tiêu thụ cuối cùng đối với dầu thô, vì vậy nếu họ không mua thêm dầu, các nhà giao dịch sẽ thấy rằng thị trường đang chưa chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, có những yếu tố quan trọng sau đây nhà đầu tư cần lưu ý:
• Tốc độ tăng sản lượng dầu của Mỹ đã đạt đỉnh và hiện đang giảm
Theo số liệu quan sát, sản lượng dầu của Mỹ đạt khoảng 13.392 triệu thùng/ngày trong tháng 11, tuy nhiên tuần đầu tiên của tháng 12 cho thấy sản lượng trung bình đã giảm xuống còn ~13,079 triệu thùng/ngày. Có khả năng sản lượng sẽ ở mức ~13.1 triệu thùng/ngày vào cuối năm, và giảm về ~12.9 triệu thùng/ngày trong quý 1, qua đó giúp tái cân bằng thị trường.
• Việc cắt giảm từ OPEC+ là có thực. Kỳ vọng việc cắt giảm từ UAE, Kuwait và Oman sẽ khiến tổng lượng cắt giảm đạt gần mức 1.4 triệu thùng/ngày.
• Quý 4/2023 đã chứng kiến một trong những mùa đông ấm nhất kể từ những năm 1950. Thời tiết cuối cùng cũng sẽ phải trở lại mức trung bình, như vậy quá nóng sẽ cần quá lạnh để cân bằng, và điều này có thể thúc đẩy phía nhu cầu.
Về tổng thể, thị trường dường như đang hơi bi quan quá mức về cung – cầu quý 1 năm tới. Mặc dù đúng là số liệu quý 4 không như kỳ vọng, tuy nhiên với các nhân tố kể trên, cung – cầu quý 1 sẽ ở mức cân bằng.
Khi nhìn lại. có khá nhiều điểm tương đồng giữa năm 2023 và 2019. Nguồn cung dầu thắt chặt trong năm 2019, từ đó dẫn đến lợi nhuận lọc dầu giảm, làm giảm sản lượng các sản phẩm lọc dầu và cuối cùng khiến giá không tăng lên được. Hoạt động khai thác dầu đá phiến của Mỹ cuối cùng đã bắt đầu chậm lại vào năm 2019 ngay trước khi dịch bệnh bùng phát.
Về phía cầu, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lúc đó đã khiến thị trường lo ngại rằng suy thoái sẽ diễn ra. FED mới thắt chặt vào cuối 2018 khiến các nhà phân tích đều lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại.
Tương tự như vậy, trong năm nay, các hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực dầu mỏ đã thúc đẩy các công ty tư nhân tăng cường sản xuất trong quý 2 và quý 3. Nếu vẫn tiếp tục như vậy, các công ty này sẽ phải đối mặt với thực tế và cuối cùng là giảm sản lượng. Kỳ vọng rằng điều này sẽ được phản ánh vào đầu năm 2024.
Về phía nhu cầu, các nước OECD đã cho thấy triển vọng không mấy khả quan, với nhu cầu của Trung Quốc chỉ ở mức ~400 nghìn thùng/ngày. Do tình hình đã khá kém hiện tại, “bĩ cực thái lai”, có thể nhu cầu sẽ hồi phục trong năm 2024. Cùng với nguồn cung giảm xuống, khả năng thị trường sẽ thắt chặt hơn so với nhìn từ bề mặt.
Các nguyên tắc cơ bản của thị trường cuối cùng vẫn vậy. Tồn kho dầu toàn cầu cần phải giảm xuống, nếu không giá sẽ khó tăng lên. Sự thật vẫn là sự thật, do đó hãy để sự thật lên tiếng.
Chia sẻ thông tin hữu ích