menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chung Ngọc Mai Pro

Xuất khẩu dệt may giảm tốc do ảnh hưởng bởi Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 khiến cho các nhiều quốc gia phải thực hiện phong tỏa hoặc giãn cách xã hội. Điều này khiến cho hoạt động giao thương giữa các quốc gia bị gián đoạn và Dệt may là một trong những vực chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh.

Trong 9T.20, tổng giá trị Xuất khẩu của ngành Dệt may giảm 11.5% svck, đây là lần đầu tiên xuất khẩu của Dệt may giảm mạnh trong 10 năm qua cho thấy tác động rõ nét của dịch bệnh tới ngành Dệt may Việt Nam

Xuất khẩu dệt may giảm tốc do ảnh hưởng bởi Covid-19

Tuy nhiên trong những tháng gần đây, xuất khẩu hai dòng ngành hàng chủ lực của ngành Dệt May là Xơ, sợi và hàng dệt, may đã ghi nhận những tín hiệu khả quan khi tốc độ suy giảm dần chậm lại. Đặc biệt trong tháng 10, Bộ Công Thương ước tính xuất khẩu hàng dệt may chỉ giảm 1,97% svck năm trước, mức thấp nhất kể từ khi các nước mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa.

Xuất khẩu dệt may giảm tốc do ảnh hưởng bởi Covid-19

Xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung quốc sang Việt Nam tiếp tục diễn ra trong 9T.2020

Trong giai đoạn 2018 – 2019, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ và leo tháng khiến hoạt động sản xuất dệt may tại Trung Quốc dịch chuyển sang các quốc gia khác, trong đó Việt Nam là quốc gia hưởng lợi chính nhờ trình độ tay nghề công nhân Việt Nam được nâng dần, chi phí nhân công chưa quá cao, tốc độ giao hàng được cải thiện nhờ hệ thống logistic hoàn thiện hơn.

Xuất khẩu dệt may giảm tốc do ảnh hưởng bởi Covid-19

EVFTA thúc đẩy xuất khẩu sang EU.

EU hiện là thị trường nhập khẩu Dệt May lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch hơn 4 tỷ USD năm 2019. Mặc dù vậy, quy mô xuất khẩu sang EU vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường này do (1) thuế suất cao, bình quân thì các mặt hàng may của Việt Nam xuất vào thị trường này đang chịu thuế suất khoảng 9% (2) chi phí nhân công tăng nhanh 2 năm qua. Qua đó làm giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác như Ấn Độ, Myanmar,… Từ T8.2020 hiệp định thương mại EVFTA giữa Việt Nam và EU chính thức có hiệu lực sẽ giúp xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm. Qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này.

Xuất khẩu dệt may giảm tốc do ảnh hưởng bởi Covid-19

Kỳ vọng Mỹ quay trở lại TPP nếu ông Biden đắc cử

TPP là hiệp định được khởi xướng bởi chính quyền Obama. Tuy nhiên năm 2017, một năm sau khi ông Donald Trump lên làm tổng thổng, Mỹ, thị trường nhập khẩu Dệt may lớn nhất của Việt Nam đã rút khỏi thỏa thuận TPP khiến cho mức độ hưởng lợi của ngành Dệt may đối với hiệp định này bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên với việc kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đang cho thấy ông Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Ông Biden từng làm phó tổng thống trước đó và là người ủng hộ TPP, do đó rất có thể quốc gia này sẽ tham gia trở lại vào hiệp định này dưới hình thức mới. Đây là sẽ tin rất tích cực đối với ngành Dệt may Việt Nam.

Xuất khẩu dệt may giảm tốc do ảnh hưởng bởi Covid-19

Không phải doanh nghiêp nào cũng hưởng lời từ TPP và EVFTA.

Để có thể hưởng lợi từ 2 hiệp định thương mại lớn này, doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phải đảm bảo các tiêu chuẩn về xuất xứ nguyên liệu đầu vào. Đây là yêu cầu rất khăt khe và hiện nay đa phần các doanh nghiệp Viêt Nam đều chưa thể đáp ứng được do 50% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. TCM là một trong số ít các doanh nghiệp được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ hai hiệp định thương mại này nhờ chuỗi giá trị khép kín

TCM chuỗi giá trị khép kín

Đẩy mạnh xuất khẩu khẩu trang giúp KQKD 9T.20 duy trì tích cực. Trong 9T đầu năm, TCM ghi nhận doanh thu giảm 2,6%YoY, tuy nhiên LNST tăng mạnh 31,7%YoY nhờ đẩy mạnh Xuất khẩu khẩu trang kháng khuẩn và quần áo bảo hộ y tế (PPE) với biên lãi gộp cao hơn 2,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Gia tăng công suất khi nhà máy Vĩnh Long đi vào hoạt động. Trong Q4/2020, TCM sẽ triển khai xây dựng nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long với công suất 12 triệu sản phẩm/năm, thời gian thi công 6-8 tháng. Sau khi đi vào hoạt động, tổng công suất của TCM sẽ được nâng tổng công suất lên 36 triệu sp/năm.

Hưởng lợi từ EVFTA. Chuỗi sản xuất khép kín từ sợi đến may mặc giúp TCM đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ vải trở lại, một trong những điều kiện mà phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam không đạt được. Nhờ đó, TCM là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi từ EVFTA. Tuy nhiên thuế GSP hiện tại sẽ được duy trì trong 2 – 3 năm đầu sau khi EVFTA có hiệu lực, sau đó sẽ giảm theo lộ trình về đến 0%. Như vậy, với việc EVFTA có hiệu lực từ T8. 2020 thì tiềm năng tăng trưởng doanh thu của TCM ở EU sẽ bắt đầu từ cuối năm 2022.

Tăng độ tự chủ nguyên liệu. Năm 2021-2022, TCM dự kiến đầu tư đan và nhuộm tại nhà máy Vĩnh Long, tăng năng lực cung ứng cho thị trường nội địa và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vải Trung Quốc. Công suất dự kiến 8.000 tấn vải thành phẩm/năm.

Rủi ro

Giá bông nguyên liệu biến động mạnh hơn dự kiến.

Diễn biến dịch bệnh nặng nề và kéo dài hơn dự kiến khiến nhu cầu hàng dệt may toàn cầu giảm sâu.

STK sản phẩm khác biệt

Sản lượng tiêu thụ bắt đầu hồi phục từ tháng 9. Theo STK, các nhà máy của công ty gần như đã vận hành với toàn bộ công suất trong tháng 9 sau khi lượng đơn hàng chạm đáy trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 7.

Nhu cầu sợi tế chế ngày càng gia tăng. các thương hiệu thời trang lớn (Nike, Adidas, Puma, Decathlon...) cam kết tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế và sự tăng tốc của xu hướng “thời trang xanh” hậu COVID-19 sẽ động lực tăng trưởng cho nhóm sợi tái chế của STK. Theo công ty, khoảng 50% sản lượng bán sợi của công ty được dung trong trang phục thế thao và trang phục hàng ngày. Trong khi đó, Sợi tái chế của STK đạt tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS, đáp ứng yêu cầu chất lượng quốc tế giúp đáp ứng các tiêu chuẩn các các hang thời trang lớn trên thế giới.

Tỷ trọng sợi tái chế trong cơ cấu doanh thu của STK ngày càng tăng. Sợi tái chế đóng góp 38% trong doanh thu 9 tháng năm 2020, cao hơn 32,4% cùng kỳ và nếu tính riêng trong quý 3/2020, tỷ trọng này đã đạt 43%, vượt kế hoạch trước đây của ban lãnh đạo là 35% trong cả năm 2020

Đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm cao cấp. Công ty đã ký hợp đồng cung cấp sợi công nghiệp làm trần ô tô cho khách hàng Mỹ, sản lượng 200 tấn/tháng, từ tháng 4/2020 đến hết năm 2021. 2-3 năm tới, dự kiến sản lượng 1.000-1.200 tấn/tháng khi mở rộng tập khách hàng. Các sản phẩm này có biên LNG 21-30%, cao hơn so với sợi may mặc là 16-22% sẽ giúp cải thiện biên lãi gộp của STK.

Việc Billion Vietnam đi vào vận hành sẽ không ảnh hưởng doanh số sợi nguyên sinh của STK do khác biệt trong mảng kinh doanh và chất lượng sản phẩm. Billion Vietnam (nhà sản xuất sợi nguyên sinh đến từ Đài Loan) đã bắt đầu hoạt động trong quý 2/2020. Theo STK, sản lượng bán của Billion đã tăng gấp đôi so với quý trước trong quý 3/2020, đạt 54.000 tấn so với 8.200 tấn của STK. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho biết Billion chủ yếu sản xuất các sản phẩm phổ thông trong khi STK tập trung vào phân khúc cao cấp hơn, do đó, sự trùng lắp giữa danh mục sản phẩm của 2 công ty là khá thấp.

Nhận định do Fin68.vn thực hiện . Mọi chi tiết hoặc nhà đầu tư có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ : Mrs . Chung Ngọc Mai : Leader & Administrator- tại Fin68.vn. Mobile /zalo: 0989646302

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Chung Ngọc Mai Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả