menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Khánh Pro

Xào nấu BCTC để làm gì và như thế nào?

Thủ thuật xào nấu báo cáo tài chính thì vô vàn, NĐT cá nhân chúng ta khó có thể biết được. Những năm 2008 - 2009 khi TTF gian lận báo cáo tài chính, đến 2 đơn vị thực hiện kiểm toán uy tín là A&C và Ernst & Young nhưng không bị phát hiện đến tận 2011 thì nói gì đến nhà đầu tư cá nhân. Tuy vậy, có thể để ý đến một số dấu hiệu sau để "hạn chế" rơi nhầm vào báo cáo tài chính sai lệch.

A. ĐỂ LÀM GÌ

- Ban lãnh đạo có thể "xào nấu" cho báo cáo tài chính tích cực hơn (tăng khống doanh thu, lợi nhuận hay giấu nợ) để dễ vay ngân hàng; thu hút nhà đầu tư (tăng giá cổ phiếu để lãnh đạo bán ra, tăng hiệu quả phát hành, chào bán,...); nhận thưởng theo hợp đồng với hội đồng quản trị hay thể hiện năng lực doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, nhà cung cấp,..

Ví dụ 1: Năm 2016, Gỗ Trường Thành (TTF) ghi nhận 1.000 tỷ hàng tồn kho ảo chỉ tồn tại trên giấy tờ, sổ sách.
Ví dụ 2: Năm 200-2009, Dược Viễn Đông (DVD) : Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty lập ra nhiều công ty do người thân bạn bè làm lãnh đạo để kinh doanh lòng vòng nhằm ghi nhận doanh thu ảo, nhưng thực chất chỉ để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD để làm giá và hỗ trợ niêm yết cổ phiếu DVD.

Năm 2011, sai phạm mới bị phát hiện. Hậu quả là giá cổ phiếu rơi thê thảm, khiến vốn hóa công ty bốc hơi chỉ còn 50 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ 119 tỷ đồng, điều này buộc DVD phải hủy niêm yết kể từ ngày 5/9/2011. NĐT sở hữu cổ phiếu DVD chịu thiệt hại nặng nề.

- Ban lãnh đạo có thể "xào nấu" cho báo cáo tài chính tiêu cực hơn để giảm thuế hay đấu đá nội bộ loại bớt cổ đông.

B. NHƯ THẾ NÀO

Các thủ thuật có cái hợp pháp có cái không.

(1). Ghi nhận doanh thu trước thời hạn/ chưa thực hiện.

Đối với một vài hợp đồng thì doanh thu sẽ nhận theo từng quý, từng năm.. Nhưng DN có thể cố tình ghi nhận một lượt doanh thu cả hợp đồng cho một năm hay quý để tăng khống doanh thu, ( Ví dụ Enron năm 2000).

Hay DN có thể tâng thời hạn thanh toán cho khách hàng. Ví dụ bình thường trong 3 tháng ( hạn thanh toán ban đầu) đó KH chưa có nhu cầu mua nhưng DN tăng thời hạn thanh toán lên 6 tháng ( thời điểm KH "có thể" có nhu cầu) để có thể ghi nhận doanh thu tại ngay tại thời điểm đó ( khi giao hàng thay vì khi KH thực sự trả tiền). Tuy việc này không bất hợp pháp nhưng đẩy DN vào rủi ro không khách hàng có thể không thực sự thanh toán được khi đến hạn.

(2). Biến hóa các loại chi phí

- Chi phí khấu hao. Ví dụ một tài sản có thời hạn sử dụng 5 năm (khấu hao mỗi năm 1 tỷ) thì có thể biến thành thời hạn sử dụng 10 năm( khấu hao mỗi năm 500 triệu) -> Giảm chi phí khấu hao cho năm đó mặc dù tài sản khả năng không sử dụng được lâu đến thế,

- Chi phí lãi vay. Ví dụ lãi vay ngân hàng có thể bị sửa đổi thành vốn thực hiện dự án, -> Giảm chi phí ghi nhận ngay,

- Hay ví dụ một hợp đồng dịch vụ ( được thực hiện trong thời gian dài ) thì thay vì DN ghi nhận chi phí cho dịch vụ đó 1 lần như nên thế, DN có thể chia nhỏ chi phí theo từng giai đoạn hợp đồng. Giảm chi phí trên từng giai đoạn báo cáo.

(3) Bán cổ phần công ty con : Bán tối thiểu 51% cổ phần sẽ được ghi nhận doanh thu.

(4) Sử dụng công cụ trích lập dự phòng

Cố tình không trích lập (cho hàng tồn kho quá hạn sử dụng) dể cắt giảm chi phí. Tiêu biểu vẫn là Gỗ Trường Thành năm 2016 không trích lập dự phòng cho tồn kho không bán được.

Để tránh bị phát hiện, DN có thể cố tình trích lập nhiều hơn cần thiết khi KQKD tốt để để có thể trích lập ít hơn cần thiết khi KQKD kém khả quan => Hạn chế sự biến động.

TẠM KẾT

Thủ thuật xào nấu báo cáo tài chính thì vô vàn, NĐT cá nhân chúng ta khó có thể biết được.

Những năm 2008-2009 khi TTF gian lận báo cáo tài chính, đến 2 đơn vị thực hiện kiểm toán uy tín là A&C và Ernst & Young nhưng không bị phát hiện đến tận 2011 thì nói gì đến nhà đầu tư cá nhân.

Tuy vậy, có thể để ý đến một số dấu hiệu sau để "hạn chế" rơi nhầm vào báo cáo tài chính sai lệch

(1) Doanh nghiệp sở hữu nhiều công ty con -> khiến việc kê kiểm phức tạp, chồng chéo, dễ thao túng.

(2) Doanh nghiệp mà nhân sự ở các vị trí quan trọng liên quan như kế toán trưởng, bán giám đốc hay bị thay đổi.

(3) Doanh thu không đến tư hoạt động kinh doanh chủ chốt mà thông qua các hoạt động khác như tài chính, bán tài sản,...

QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN CHỦ QUAN

Đối với nhà đầu ngắn hạn thì việc DN xào nấu báo cáo tài chính có thể không gây nhiều tác động, nhưng đối với NĐT dài hạn hay kể cả ngắn hạn vào mùa báo cáo tài chính quý thì sẽ có ảnh hưởng lớn hơn buộc chúng ta phải cẩn trọng.

Thân ái!

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân không phải hô hào mua bán. NĐT nên nghiên cứu trước khi thực hiện đầu tư.

Nếu bài viết, bổ ích các bạn nhớ like, follow mình nhé để đón đọc các bài viết mới hay hơn, chất lượng hơn.

Để nhận tư vấn chi tết hơn vui lòng liên hệ Khánh - Zalo 0345818577 hoặc đăng ký tại https://openaccount.vps.com.vn/?MKTID=HG42 để tham gia group tư vấn và chia sẻ chi tiết các cơ hội đầu tư.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Khánh Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả