menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Văn An

Vụ lừa đảo tiền tiết kiệm rúng động Trung Quốc

Hàng trăm người Trung Quốc đã biểu tình đòi lại tiền trong vụ lừa đảo tài chính lớn với hàng chục tỷ nhân dân tệ bị giam tại ngân hàng, thậm chí có thể mất trắng.

Trên các video được lan truyền rộng rãi tại Trung Quốc, đám đông biểu tình tập trung tại một chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ở Trịnh Châu. Họ ném những chai nước rỗng, giơ cao biển và hét lên "trả lại tiền cho chúng tôi".

Điều này đã thôi thúc cơ quan giám sát ngân hàng đẩy nhanh quá trình phác thảo kế hoạch giải quyết rủi ro ngay cả khi các cuộc điều tra vẫn đang diễn ra. Theo đó, các cơ quan chức trách sẽ bắt đầu trả lại một phần tiền cho các nạn nhân trong vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất tại Trung Quốc.

Khách hàng từ bốn ngân hàng nông thôn ở tỉnh Hà Nam và một ngân hàng ở An Huy sẽ được hoàn trả trước từ ngày thứ Sáu (15/07), theo tuyên bố của các chi nhánh địa phương của Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc. Những cá nhân có khoản tiền gửi lên đến 50,000 Nhân dân tệ (7.400 USD) sẽ được hoàn trả trước, với việc sắp xếp hoàn trả cho những người còn lại sẽ được thông báo sau đó.

“Động thái gần đây nhất cho thấy chính quyền địa phương đang cố gắng duy trì ổn định xã hội bằng cách hoàn trả một phần nhỏ cho người dân”, Liao Zhiming, Trưởng bộ phận phân tích ngân hàng tại China Merchant Securities, cho hay. Ông cho rằng các khách hàng gửi tiền có thể không được hoàn trả đầy đủ vì lượng vốn này không được xem là tiền gửi và sẽ không được bảo vệ bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu đề xuất mới nhất có dập tắt được sự phản đối kịch liệt từ phía người gửi tiền hay không. Một số khách hàng có tiền gửi hơn 50,000 Nhân dân tệ lo ngại họ có thể không được hoàn trả đầy đủ. Ủy ban Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc cho biết họ sẽ không hoàn trả cho các tài khoản bị nghi ngờ dính dáng tới các hoạt động phi pháp hoặc nhận lãi suất cao từ các kênh khác, theo một thông báo.

Vụ lừa đảo tiền tiết kiệm rúng động Trung Quốc
Đám đông tập trung tại một chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Trịnh Châu, giơ cao biển và hét lên "trả lại tiền cho chúng tôi". Ảnh: Bloomberg.

Vụ lừa đảo tài chính quy mô lớn

Theo Ủy ban Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, kết quả điều tra chỉ ra New Fortune Group Hà Nam - một công ty đầu tư tư nhân có cổ phần ở 4 nhà băng nhỏ tỉnh Hà Nam - đã thông đồng với các nhân viên ngân hàng để huy động vốn trái phép thông qua những nền tảng trực tuyến của bên thứ 3 và sau đó chuyển tiền đi bằng cách làm giả các hợp đồng cho vay.

Đến đầu tháng 4, các nhà băng tạm ngừng cho khách hàng rút tiền, bao gồm Ngân hàng Nông thôn Vũ Châu, Ngân hàng Thượng Thái, Ngân hàng Cộng đồng Chá Thành và Ngân hàng Phương Đông Khai Phong.

Mới đây, cảnh sát Trung Quốc cho biết đã bắt giữ thêm nhiều nghi phạm có liên quan đến vụ lừa đảo.

"Các cơ quan công an vừa bắt giữ một nhóm nghi phạm hình sự, đồng thời niêm phong, thu giữ và phong tỏa tiền, tài sản liên quan đến vụ án theo quy định của pháp luật", Bloomberg dẫn thông báo của công an thành phố Hứa Xương (tỉnh Hà Nam) hôm 10/7.

Hồi tháng 6, công an thành phố Hứa Xương cũng cho biết đã bắt giữ những nghi phạm có liên hệ với New Fortune Group Hà Nam.

Vụ lừa đảo tiền tiết kiệm rúng động Trung Quốc

Sau đó, các nhà chức trách ở Trịnh Châu đã phạt 5 quan chức vì đổi mã y tế của 1.300 khách hàng thành màu đỏ nhằm ngăn họ đến những địa điểm công cộng hoặc di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Hồi tháng 5, việc mã y tế bị chuyển sang màu đỏ khiến người biểu tình gặp rắc rối khi tìm cách tập hợp tại văn phòng của Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và PBoC ở Trịnh Châu.

Theo The Guardian, cô Yang - một trong các khách hàng - bị giam 499.500 NDT tại ngân hàng ở Hà Nam, ngày 18/4, cô phát hiện không thể truy cập vào tài khoản ngân hàng. "Khi cố gắng khiếu nại, mã y tế của tôi đột nhiên chuyển thành màu đỏ trong khoảng 10 ngày", cô kể lại.

Cuối ngày 10/7, cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của tỉnh Hà Nam cho biết đang "tăng tốc" giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính địa phương và "bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công chúng".

Chính phủ Trung Quốc bắt đầu giảm bớt sự hỗ trợ dành cho các ngân hàng để họ hạn chế các hành vi rủi ro và duy trì sự ổn định dài hạn của hệ thống tìa chính. Tuy nhiên, các quan chức đang đối mặt với một tình thế khó khăn: Nếu công chúng mất niềm tin vào khả năng tồn tại của ngân hàng hoặc Chính phủ không ra tay hỗ trợ trong trường hợp căng thẳng về thanh khoản, điều này có thể làm châm ngòi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Các ngân hàng nhỏ hơn đang đối mặt với tình trạng nợ xấu ngày càng tăng sau nhiều năm tăng trưởng ấn tượng và kiểm soát nội bộ kém. Nhóm ngân hàng này được xem là rất dễ tổn thương.

Trung Quốc có gần 4,000 ngân hàng nhỏ và vừa – vốn kiểm soát tổng cộng gần 14 ngàn tỷ USD tài sản. Tuy nhiên, niềm tin vào các ngân hàng này đã suy giảm từ năm 2019 khi Chính phủ Trung Quốc thâu tóm một ngân hàng (lần đầu tiên kể từ năm 1998) và gây thua lỗ cho một số chủ nợ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại