24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đại Tư Tế
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vốn chủ âm gần 5.8 ngàn tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh

Liên tiếp thua lỗ từ năm 2016 đến nay, vốn chủ sở hữu của Xi măng Công Thanh đã âm gần 5,789 tỷ đồng tính đến 30/06/2023.

Thua lỗ triền miên

Nửa đầu năm 2023, CTCP Xi măng Công Thành giảm gần 70% doanh thu đạt 353 tỷ đồng. Tuy nhiên kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp lỗ gộp gần 141 tỷ đồng, cùng kỳ lãi được 533 triệu đồng.

Áp lực lớn nhất có lẽ đến từ chi phí tài chính, trong đó chi phí lãi vay duy trì ở mức cao với hơn 400 tỷ đồng. Kết quả sau cùng Công ty lỗ gần 609 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 539 tỷ đồng. Đánh dấu kỳ kinh doanh thua lỗ liên tục kể từ 2016 tới nay, đưa lỗ lũy kế lên gần 6,689 tỷ đồng, vốn chủ âm 5,789 tỷ đồng tính đến cuối tháng 06/2023.

Vốn chủ âm gần 5.8 ngàn tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh

Nguồn: VietstockFinance

Gần 333 tỷ đồng lãi vay quá hạn chưa trả cho ngân hàng

Tại ngày 30/06, Xi măng Công Thanh có tổng tài sản gần 12,175 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với đầu năm, trong đó tài sản cố định hơn 11 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả không ngừng gia tăng từ 13,763 tỷ đồng năm 2016 lên hơn 17,963 tỷ đồng trong 6 tháng 2023. Trong đó, vay ngắn hạn hơn 2,030 tỷ đồng và vay dài hạn hơn 5,287 tỷ đồng (vay từ VietinBank và SHB).

Vốn chủ âm gần 5.8 ngàn tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh

Nguồn: VietstockFinance

Thuyết minh BCTC kiểm toán cho thấy, Xi măng Công Thanh chưa thực hiện theo kế hoạch trả khoản vay dài hạn đến hạn gần 1,161 tỷ đồng và trái phiếu đến hạn trả hơn 432 tỷ đồng cho VietinBank. Biên bản làm việc ngày 24/03/2021, VietinBank yêu cầu Xi măng Công Thanh xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản của bên thứ ba để thanh toán nghĩa vụ trả nợ còn thiếu năm 2021.

Tuy nhiên, ngày 27/05/2021, Xi măng Công Thanh đã có thư gửi VietinBank đề xuất chưa thực hiện việc xử lý nêu trên do Công ty vẫn đang thực hiện đúng việc trả nợ dựa trên doanh thu và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã cam kết.

Qua đó, hai bên thống nhất tạm thời trả nợ đến ngày 30/06/2023 theo từng hợp đồng kinh doanh cụ thể bao gồm cả xi măng và clinker. Số tiền chênh lệch giữa dòng tiền thu và chi phù hợp cho sản xuất kinh doanh sẽ được VietinBank lựa chọn phương án thu nợ hoặc phong tỏa.

Ngoài ra, theo hợp đồng vay, Xi măng Công Thanh phải trả cho SHB hơn 369 tỷ đồng vào ngày 29/11/2018. Tuy nhiên, đến 30/06/2023 công ty mới chỉ trả hơn 82 tỷ đồng và đang còn nợ gần 287 tỷ đồng tại SHB.

Tại thời điểm 30/06, tổng tiền lãi vay quá hạn mà công ty cần phải trả cho hai ngân hàng trên gần 333 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại VietiBbank và SHB của Xi măng Công Thanh là toàn bộ máy móc thiết bị và các hạng mục công trình xây dựng hình thành trong tương lai của dự án dây chuyền 2 – Nhà máy Xi măng Công Thanh; quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của dự án dây chuyền 1 – Nhà máy Xi măng Công Thanh; cổ phần vốn góp của các cổ đông sáng lập công ty; cổ phần góp vốn của ông Nguyễn Công Lý – Chủ tịch HĐQT tại các công ty nhóm Xi măng Công Thanh.

Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn là quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; máy móc thiết bị và công trình xây dựng trên đất của dự án Nhà máy thu hồi nhiệt; hệ thống máy rót hàng tự động thuộc dây chuyền 1; hàng tồn kho luân chuyển; quyền đòi nợ luân chuyển; 5 xe ô tô vận tải; 3 bất động sản thuộc sở hữu của ông Lý và bà Nguyễn Thị Huệ, một bất động sản của bà Nguyễn Thị Dạ Thảo – Tổng Giám đốc và một bất động sản của Công ty TNHH Tina.

Các tài sản đảm bảo trên cũng được đảm bảo cho lô trái phiếu gần 2,383 tỷ đồng mà Xi măng Công Thanh đã phát hành để đầu tư xây dựng dự án Nhà máy Xi măng Công Thanh – dây chuyền 2 tại tỉnh Thanh Hóa.

Vốn chủ âm gần 5.8 ngàn tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh

Nguồn: Xi măng Công Thanh

Theo đó, Xi măng Công Thanh phải thanh toán nợ gốc vay dài hạn (bao gồm cả gốc khoản vay và gốc trái phiếu) đến hết năm 2035 dựa trên phụ lục lịch trả nợ sau khi cơ cấu. Còn với nợ lãi vay dài hạn (bao gồm cả lãi khoản vay và lãi trái phiếu) sẽ được chia thành hai đợt. Với đợt 1, lũy kế đến cuối năm 2016, Xi măng Công Thanh được phân bổ trả từ năm 2020 – 2026; đợt 2 là khoản lãi phát sinh hàng năm từ 2017 – 2035 được phân bổ và trả theo kế hoạch dòng tiền từ năm 2022 – 2035.

Theo ý kiến của kiểm toán, với việc âm vốn chủ, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn và chưa thực hiện theo kế hoạch chi trả các khoản vay, lãi vay cho hai ngân hàng. Những điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thế dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Với tình hình kinh doanh quá ảm đạm và sa sút, doanh nghiệp này cũng cắt giảm 188 nhân sự trong 6 tháng đầu năm 2023, còn 346 người.

Tại 30/06, Xi măng Công Thanh gồm ba cổ đông lớn gồm ông Lý sở hữu 57.2%, CTCP Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai nắm 10% và Financiere Lafarge SA 5%.

Vốn chủ âm gần 5.8 ngàn tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh

Nguồn: Xi măng Công Thanh

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả