24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chu Thị Thanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

VinaCapital: Thị trường chứng khoán vẫn rất tích cực trong dài hạn

Đây là nhận định của bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành Khối Đầu tư chứng khoán và trái phiếu - VinaCapital, tại Hội nghị nhà đầu tư được tổ chức sáng ngày 06/10/2022.

VinaCapital: Thị trường chứng khoán vẫn rất tích cực trong dài hạn

Bà Nguyễn Hoài Thu - Giám đốc điều hành Khối Đầu tư chứng khoán và trái phiếu - VinaCapital.

Bà Nguyễn Hoài Thu nhận định triển vọng thị trường chứng khoán trong dài hạn vẫn rất tích cực bởi nhiều yếu tố hỗ trợ.

Đầu tiên, nền kinh tế Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng khá nhanh so với các nước cùng mức độ phát triển, các nước trong thị trường cận biên. VinaCapital dự báo trong dài hạn, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng kinh tế từ 6-7%, vì Việt Nam có nền tảng dân số lớn và trẻ, Việt Nam cũng đang thu hút nhiều FDI, do đó nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Thêm nữa, kinh tế Việt Nam cũng ổn định vượt bậc so với các nước trong khu vực, tiêu biểu là trong khi đồng tiền các nước ASEAN bị phá giá lớn thì VNĐ vẫn giữ được sự ổn định. Lãi suất tại Việt Nam cũng tương đối thấp so với các nước khác.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cũng vượt bậc so với các nước trong khu vực ASEAN.

Với nền kinh tế phát triển tích cực trong dài hạn, triển vọng thị trường chứng khoán sẽ rất tốt, vì khi nền kinh tế phát triển tốt thì kỳ vọng tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết cao.

Thị trường chứng khoán còn nhiều rào cản trong ngắn hạn

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, bà Nguyễn Hoài Thu cho rằng thị trường chứng khoán còn nhiều rào cản mạnh.

Đầu tiên, căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu ở châu Âu - châu Á, cũng như căng thẳng Mỹ và Trung Quốc đang phủ bóng đêm lên nền kinh tế toàn cầu, tạo ra đứt gãy chuỗi cung ứng, thúc đẩy giá cả hàng hóa tang lên, gây ra lạm phát tăng lên nhiều nơi. Căng thẳng địa chính trị này cũng gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Lạm phát tăng lên khắp mọi nơi trên thế giới cũng thúc đẩy NHTW các nước đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt, thay vì nới lỏng như giai đoạn COVID-19. Chính sách tiền tệ thắt chặt chắc chắn không có lợi cho thị trường chứng khoán, vì làm tăng mức chiết khấu khi định giá giá trị doanh nghiệp, đồng thời làm tăng tăng chi phí vốn của các doanhn nghiệp cần phải đi vay. Do đó, bóp lợi nhuận của các doanh nghiệp này lại, làm cho mức định giá cũng điều chỉnh tương ứng.

Dự báo kinh tế toàn cầu sẽ phát triển chậm lại hoặc mấp mé bờ vực suy thoái, điều này cũng không có lợi cho kinh tế Việt Nam vì Việt nam là nền kinh tế mở, tổng khối lượng giao thương xấp xỉ 200% GDP.

Thêm nữa, việc siết chặt quản lý thị trường chứng khoán và trái phiếu tại Việt Nam cũng làm các tổ chức phát hành khó khăn trong việc phát hành trái phiếu để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp bất động sản.

Thị trường chứng khoán cũng đang thanh lọc các công ty hoặc cá nhân có dấu hiệu vi phạm. Dưới góc độ nhà đầu tư chuyên nghiệp, điều này rất tích cực vì mang lại môi trường đầu tư lành mạnh hơn và tăng tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân lại hoang mang, thể hiện qua dòng tiền và thanh khoản giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng đã rút ròng tại thị trường Việt Nam từ năm 2021, nhưng đến năm 2022 khi các nước láng giềng đã thu hút trở lại dòng vốn đầu tư quốc tế thì Việt Nam vẫn đang chứng kiến rút ròng nhẹ. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam bị rút ròng 57 triệu USD. Thanh khoản cũng giảm một nửa so với mức cao nhất của năm 2021. VN-Index bám sát sự sụt giảm của thanh khoản. Tuy nhiên, mức thanh khoản này vẫn đang cao gấp 3 lần so với trước COVID-19.

Dưới góc độ định giá, bà Nguyễn Hoài Thu nhận định thị trường Việt Nam đang rất rẻ so với khu vực, mức chiết khấu về định giá tính trên P/E tương lai của thị trường Việt Nam đang rẻ hơn so với thị trường Đông Nam Á.

Trong khi đó, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam được dự báo tăng trưởng 19% năm 2023, cao hơn hẳn các nước trong khu vực. Trong đó, có những ngành có mức tăng trưởng vượt trội nhiều như công nghệ. Ngoài ra, bất động sản khu công nghiệp hay ngành cảng biển cũng sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2023.

Ngân hàng đang có nhiều rủi ro về lo ngại lãi suất, siết tín dụng nhưng VinaCapital dự báo tăng trưởng 37% trong năm tới. Ngành bất động sản cũng ghi nhận lợi nhuận tốt nhưng còn nhiều rủi ro.

VinaCapital cũng khuyến nghị nhà đầu tư phải chọn lọc cổ phiếu để đầu tư trong từng ngành.

Lợi tức từ việc nắm giữ cổ phiếu và lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng trong vòng 10 năm gần đây cho thấy mức hấp dẫn của việc nắm giữ cổ phiếu cao hơn so với gửi tiết kiệm. Nếu nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn 5-10 năm, dù phía trước vẫn còn nhiều bất định nhưng thời điểm này vẫn là thời điểm nắm giữ cổ phiếu rất hấp dẫn.

Tóm lại, trong dài hạn, thị trường chứng khoán rất tích cực; trong ngắn hạn, có nhiều yếu tố bất định nhưng về định giá, thị trường Việt Nam đang ở vùng hấp dẫn.

Khả năng rút lui của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Trả lời cho khả năng dòng vốn ngoại rút lui khỏi thị trường chứng khoán Việt nam, bà Nguyễn Hoài Thu cho biết năm ngoái, khi thị trường tăng trưởng 35.7%, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn rút ròng mức tương ứng 1.5% vốn hóa thị trường. Chứng tỏ khi USD có xu hướng mạnh lên, nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút tiền về thị trường lớn như Mỹ, châu Âu….

Thêm nữa, khi có căng thẳng địa chính trị hoặc rủi ro bất định, các nhà nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ đưa ra quyết định giảm thiểu rủi ro bằng cách rút tiền khỏi thị trường cận biên hoặc mới nổi.

Trong 9 tháng đầu năm, các nước trong khu vực ASEAN thu hút được dòng tiền đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam lại không là do năm nay, giá cả hàng hóa tăng lên. Nhưng tại một số nước như Thái Lan, hay Malaysia… lại có nhiều hàng hóa, có thể hút được tiền về.

Thứ hai, Việt Nam vẫn đang là thị trường cận biên, trong khi các nước là thị trường mới nổi, thì mức độ rủi ro khác nhau. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở trạng thái rút ròng tại Việt Nam so với các nước ASEAN.

Việc mạnh lên của USD có thể tăng lên mức nào đó và có xu hướng quay ngược lại. Thêm lý do khác có thể trông đợi dòng tiền nước ngoài quay trở lại, khi nhà đầu tư nước ngoài dài hạn nhìn vào tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường khác kém hấp dẫn hơn, có thể họ sẽ quay trở lại Việt Nam.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,242.13 +7.43 (+0.60%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả