Vietstock Daily 11/01/2022: Dừng chân ngay ngưỡng hỗ trợ quan trọng
Từ mức đỉnh 1,536.45 điểm, chị số thị trường đã liên tục lao dốc và mất đi gần 33 điểm, cuối cùng kết thúc ở mức 1,503.71 điểm. Sự xuất hiện của mẫu hình nến Black Closing Marubozu chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 10/01/2022
- Các chỉ số thị trường giao dịch cùng tích cực trong phiên ngày 10/01/2022. Cụ thể, chỉ số VN-Index giảm 1.62%, xuống mức 1,503.71 điểm; HNX-Index giảm 2.22%, xuống mức 482.89 điểm.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 1.2 tỷ đơn vị, tăng 27.22% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 28.97%, đạt gần 186 triệu đơn vị.
- Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 465 tỷ đồng, mua ròng trên sàn HNX với giá trị gần 28 tỷ đồng.
- VN-Index bước vào phiên giao dịch đầu tuần ngày 10/01/2021 với sắc xanh nhẹ, nhưng sự phân hóa lại xuất hiện ở nhiều nhóm ngành trên sàn giao dịch. Chỉ số thị trường dù có nhiều thời điểm giằng co nhưng phần lớn thời gian trong phiên sáng giao dịch trên mức điểm tham chiếu. Trước khi bước vào giờ nghỉ trưa, VN-Index có cho mình 5.64 điểm tăng, đạt mức 1,534.12 điểm. Tuy vậy, diễn biến trên sàn chứng khoán trong phiên chiều lại không êm ả như nhiều nhà đầu tư kỳ vọng. VN-Index quay đầu giảm điểm liên tục từ mức tăng cao nhất trong ngày (gần 8 điểm tăng). Không dừng lại ở đó, vào khoảng 14h, bảng điện của nhiều công ty chứng khoán có hiện tượng “treo” và điều này đã càng đẩy nhanh tốc độ giảm của VN-Index ở phần còn lại của phiên giao dịch. Trên thị trường, nhiều mã cổ phiếu đột ngột chuyển từ mức tăng kịch trần sang mức giảm sàn. Kết thúc phiên, VN-Index giảm sâu 24.77 điểm, dừng chân ngay trên mức 1,500 điểm.
- Trước đó, tại lễ đánh cồng phiên giao dịch đầu tiên của năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã thông tin cho biết hệ thống giao dịch của HOSE hiện phải chịu tải 2.5 triệu lệnh trong khi giới hạn mới mà FPT mở ra là 3 triệu lệnh (trước đó là 1.9 triệu lệnh). Sàn HOSE tiềm ẩn nguy cơ nghẽn lệnh trong tương lai gần dù năng lực hệ thống đã được nâng lên rất nhiều. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), HOSE phối hợp với FPT nhanh chóng mở rộng hệ thống, luôn luôn đón đầu để không còn nghẽn lệnh đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho thị trường chứng khoán. Việc lặp lại hiện tượng treo hệ thống ở nhiều công ty chứng khoán sẽ làm gia tăng tâm lý lo ngại rủi ro bất ngờ cũng như giảm lòng tin vào thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư mới. Điều này thực sự không tốt cho sự phát triển của thị trường trong dài hạn.
- VN30-Index cũng không khá hơn so với VN-Index, khi kết phiên với mức giảm 1.14%. Trong rổ VN30, có tới 24 mã giảm giá, 2 mã tham chiếu và chỉ có 4 mã còn giữ lại được sắc xanh. Cổ phiếu POW sau thời gian tăng nóng, bất chấp tình hình kinh doanh không khả quan cho năm 2022, là mã duy nhất trong VN30 có mức giảm sàn. Theo ở sau là GAS, KDH và SSI, với mức giảm quanh mức 4-5%. Ở chiều tích cực hơn, VRE, PDR, CTG và VIC là những cổ phiếu ít ỏi tăng giá, tuy vậy mức tăng trung bình chỉ khoảng 0.5%.
- Về mức độ ảnh hưởng, GAS, BCM và NVL là những mã có tác động tiêu cực nhất lên VN-Index. 3 cổ phiếu trên cùng nhau kéo giảm thị trường xuống tổng cộng gần 3 điểm.
- Toàn bộ 24/24 mã cổ phiếu ngành chứng khoán đồng loạt giảm mạnh theo diễn biến giảm điểm của VN-Index. Các ông lớn đầu ngành như SSI, VND, VCI, HCM hay SHS giảm trung bình gần 4%. Những mã cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn cũng không thoát khỏi xu hướng của ngành, EVS, BVS hay VDS cùng kết phiên dưới mức giá mở cửa.
- Những cổ phiếu dầu khí sau một tuần tăng mạnh theo giá dầu thế giới, đã không thể tiếp tục duy trì đà tăng của mình trong phiên 10/01/2021. Cổ phiếu PVS giảm 4.48%, BSR giảm 4.92%, PVD giảm 6.81%, PVC đi lùi 4.1%... Do đà giảm mạnh của những cổ phiếu dầu khí, nhóm khai khoáng lọt vào một trong những ngành có mức giảm sâu nhất thị trường, khoảng 3.71%.
- Nhóm Nông - Lâm - Ngư có diễn biến khá đặc biệt khi hầu như không bị ảnh hưởng gì bởi đà giảm của VN-Index. Cổ phiếu HAG, cùng với SJF tăng hết biên độ. Những cái tên khác như HNG, BAF hay NSC cũng đều tăng khá tích cực.
- Từ mức đỉnh 1,536.45 điểm, chị số thị trường đã liên tục lao dốc và mất đi gần 33 điểm, cuối cùng kết thúc ở mức 1,503.71 điểm. Sự xuất hiện của mẫu hình nến Black Closing Marubozu chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Phân tích Xu hướng và Dao động giá
VN-Index - Test lại vùng hỗ trợ 1,500-1,510 điểm
Trong phiên giao dịch ngày 10/01/2022, VN-Index rung lắc mạnh tại ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% (quanh mức 1,530 điểm). Sự xuất hiện của mẫu hình nến Black Closing Marubozu chứng tỏ bên bán đang chiếm được ưu thế rất lớn.
Hiện tại, VN-Index đang test lại vùng đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 11/2021 (tương đương vùng 1,500-1,510 điểm). Tại đây cũng có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Projection 50% và mẫu hình Rising Window ngày 04/01/2022. Bên cạnh đó, đường Middle của dải Bollinger Bands cũng đang tiến gần vùng này.
Nếu hỗ trợ này vẫn được trụ vững thì tình hình sẽ có thể lạc quan trở lại. Tuy nhiên, nếu VN-Index tiếp tục điều chỉnh và rơi xuống dưới vùng này thì đường SMA 50 ngày và trendline tăng dài hạn (tương đương vùng 1,470-1,480 điểm) sẽ là hỗ trợ di động của chỉ số.
HNX-Index - Chỉ Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán
Trong phiên giao dịch ngày 10/01/2022, HNX-Index xuất hiện điều chỉnh mạnh sau khi tiến lên test lại vùng 500-510 điểm (mục tiêu theo nguyên lý đối xứng và ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%).
Vùng 460-470 điểm (đỉnh cũ tháng 11/2021 và đường Middle của dải Bollinger Bands) sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu chỉ số tiếp tục rung lắc trong những ngày tới.
Phân tích Dòng tiền
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 10/01/2022
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận