Vietcombank: Khuyến cáo khi chuyển khoản nhầm
Vài năm trở lại đây, để đảm bảo an toàn, nhanh chóng cũng như hạn chế tiếp xúc tối đa do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đa số mọi người đã và đang chọn hình thức giao dịch qua ngân hàng thay vì giao dịch trực tiếp. Thế nhưng, đôi khi vì sơ suất mà chủ tài khoản chuyển khoản nhầm sang một tài khoản khác. Hiểu được sự lo lắng của khách hàng, Vietcombank (VCB) đưa ra một số khuyến cáo cho từng trường hợp cụ thể.
Câu hỏi: Trên VCB Digibank có những hỗ trợ gì cho khách hàng để tránh việc nhầm lẫn khi chuyển khoản không?
Trả lời: Để tránh nhầm lẫn cho khách hàng (KH) khi thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tuyến, VCB đã thực hiện hai bước quan trọng sau. Một là bôi đỏ tên người thụ hưởng và số tiền chuyển để tạo sự chú ý cho KH trước khi xác nhận giao dịch. Quý khách hãy lưu ý kiểm tra thông tin của người nhận trước khi xác thực giao dịch. Hai là, dịch vụ VCB Digibank cho phép lưu lại danh sách thụ hưởng, bao gồm đầy đủ thông tin về tên, số tài khoản, ngân hàng. Việc này sẽ rất thuận tiện và loại bỏ những nhầm lẫn cho các giao dịch về sau.
Câu hỏi: Trách nhiệm của ngân hàng có tài khoản nhận nhầm, có tài khoản của người chuyển nhầm là gì?
Câu hỏi: Với tư cách là ngân hàng có liên quan trong vụ việc, VCB sẽ có cách thức xử lí và hỗ trợ như thế nào?
Câu hỏi: VCB sẽ xử lý ra sao trong một số tình huống bất khả kháng xảy ra như không liên lạc được, người nhận nhầm đã đi nước ngoài hoặc người nhận nhầm đã mất…?
Trả lời: Trong các tình huống bất khả kháng, VCB sẽ hỗ trợ liên hệ tối đa trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hoàn trả. Sau thời gian này, VCB xin phép ngừng hỗ trợ và lập thông báo phản hồi lại cho khách hàng là người chuyển nhầm nếu KH là chủ tài khoản tại VCB hoặc ngân hàng người chuyển nhầm để họ thông báo cho người chuyển nhầm mở tại ngân hàng họ.
Câu hỏi: Cơ quan chức năng có trách nhiệm gì khi người nhận tiền nhầm không đồng ý hoàn trả?
Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận