[VIDEO] BHS sáp nhập vào SBT: Case Study điển hình về sáp nhập hoán đổi cổ phiếu
Năm 2017, ghi dấu cột mốc hoàn thiện cấu trúc hoạt động quan trọng khi Tập đoàn TTC (Thành Thành Công) của đại gia Đặng Văn Thành hoàn tất thương vụ sáp nhập CTCP Đường Biên Hòa (Mã CK: BHS) vào CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (Mã CK: SBT), sau đó đổi tên thành CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS), còn BHS đổi tên thành Công ty TNHH Một thành viên Đường TTC Biên Hòa – Đồng Nai (là công ty con với 100% vốn của SBT).
Hoạt động này giúp Tập đoàn TTC hoàn thiện mô hình Tổng Công ty, quản lý tập trung tất cả các đơn vị kinh doanh ngành đường của TTC. Thời điểm có kế hoạch sáp nhập, cả SBT và BHS đều vẫn đang niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán. Thương vụ BHS sáp nhập vào SBT là dạng sáp nhập đồng thuận và sáp nhập theo chiều ngang.
Trong thương vụ này bên nhận sáp nhập (SBT) sẽ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU của mình lấy cổ phiếu của bên bị sáp nhập (BHS) theo tỷ lệ 1 cổ phiếu BHS nhận lấy 1,02 cổ phiếu SBT sau sáp nhập. Cụ thể, SBT sẽ phát hành mới 304 triệu cổ phiếu SBT để hoán đổi lấy khoảng 298 triệu cổ phiếu BHS đang lưu hành. Các cổ đông của BHS sẽ trở thành cổ đông của công ty mới sau sáp nhập là SBT với vị thế, thị phần top đầu trong ngành đường.
Với phương thức hoán đổi cổ phiếu, SBT sẽ không phải chuẩn bị nguồn tài chính hay chi tiền mặt để đạt được mục tiêu sáp nhập đó là sở hữu 100% cồ phần của BHS. Việc xác định được cấu trúc giao dịch phù hợp giúp cơ hội thành công của thương vụ cao hơn, đây là nội dung rất quan trọng trong giao đoạn Đàm phán của quy trình thực hiện M&A. Vậy chi tiết giao dịch hoán đổi cổ phiếu này là gì và thực hiện như thế nào? Có các dạng cấu trúc giao dịch nào khác ngoài giao dịch hoán đổi cổ phiếu?
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường