Vì sao NĐT cần chú ý đến nhóm BĐS Khu công nghiệp?
Cổ phiếu khuyến nghị theo dõi: IDC, SZC, GVR,
Giải ngân FDI vẫn tích cực, hỗ trợ nhu cầu bất động sản khu công nghiệp.
Nguồn cung đất KCN sẽ cải thiện đáng kể từ năm 2025, đặc biệt tại thị trường miền Nam.
Sau giai đoạn đầu tư công mạnh mẽ, BĐS KCN sẽ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng được cải thiện
Các KCN của Việt Nam hiện tập trung chủ yếu ở các tỉnh trọng điểm phía Bắc (gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương) và phía Nam (bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, BR-VT).Tính đến cuối Q1/24, diện tích cho thuê tại thị trường miền Bắc và miền Nam lần lượt đạt hơn 13.800ha và 25.300ha, chiếm 62% tổng diện tích cho thuê của các KCN trên cả nước.
Tóm tắt Q1/24: Giá thuê vẫn tích cực
Trong Q1/24, giá thuê trung bình tại thị trường miền Bắc tăng 1,2% sv quý trước và 7,8% svck lên 133USD/m2/kỳ hạn thuê. Trong khi giá thuê trung bình tại thị trường cấp 1 - miền Nam không thay đổi theo quý ở mức 189USD/m2/kỳ thuê, tăng trưởng 2,4% svck nhờ sự đóng góp của Long An và Đồng Nai khi TP.HCM và Bình Dương không có biến động về giá thuê svck.
Xu hướng về nguồn cung mới sẽ kéo dài đến năm 2025
Kỳ vọng thị trường miền Bắc sẽ tiếp tục đón nguồn cung mới dồi dào khoảng 1.661ha trong giai đoạn 2024-26, tập trung chủ yếu ở Hải Phòng với KCN Tiến Thanh và KCN Tràng Duệ 3 (KBC).
Trong khi đó, thị trường miền Nam tiếp tục có nguồn cung mới hạn chế trong năm nay và sẽ bắt đầu cải thiện từ năm 2025 khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực, giúp đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng.
Vì thế, kỳ vọng nguồn cung mới tại thị trường miền Nam trong giai đoạn 2024-26 sẽ đạt hơn 2.000ha, chủ yếu đến từ Bình Dương với các dự án như: KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 3 (NTC), KCN VSIP 3 giai đoạn 2 và KCN Tân Lập 1 (PHR), KCN Cây Trường (BCM).
Giá thuê tiếp tục tăng
Trong giai đoạn 2024-26, nhu cầu lớn từ các tập đoàn công nghệ cao sẽ thúc đẩy giá thuê tại thị trường miền Bắc. Cùng với đó, giá thuê các KCN tại thị trường miền Nam cũng sẽ tăng trưởng tích cực nhờ nguồn cung mới hạn chế và hạ tầng giao thông cải thiện.
Chia sẻ vào ngày 24/6/2024 như sau
IDC lấy lại mốc MA50, nhịp vừa qua IDC điều chỉnh với thanh khoản thấp, nằm trên kênh tăng giá dài hạn.
Rất ít thời điểm IDC thủng đường MA 50, có thủng cũng mau chóng quay về xu hướng tăng Thanh khoản duy trì ổn định, đặc điểm ít NDT cá nhân đầu cơ chọn lựa IDC vì thị giá cao, không thường tăng dốc như các cổ phiếu BDS khác.
NDT cá nhân thường có một đặc điểm tâm lý khá phổ biến, đó là ngầm xác định cổ phiếu đắt hay rẻ thông qua thị giá của cổ phiếu. Nếu cổ phiếu có giá dưới 20,000 đồng/cổ phiếu chúng ta sẽ dễ ra quyết định mua hơn vì "trông nó rẻ". Nhưng sau 1 năm thị trường phục hồi và tích lũy kể từ đầu năm 2023 đến nay, các cổ phiếu uy tín đa phần đều đã bật tăng 50-70% trở lên từ đáy khủng hoảng.
Ở đầu giai đoạn lên giá của cổ phiếu có tính chu kỳ, P/B thường < 1 và PE dự phóng bắt đầu đếm được từ mức không đếm được, sử dụng P/E dự phóng cũng giúp tính giá mục tiêu cổ chu kỳ sau mỗi mùa báo cáo công bố. Còn trên cổ phiếu tăng trưởng mà nếu chúng ta dùng P/E P/B để tính đắt hay rẻ thì chờ hết tuổi thanh xuân cũng chẳng bao giờ có giá rẻ, vì cổ phiếu tăng trưởng P/E P/B sẽ luôn ở mức độ cao.
Chứng khoán thuộc lĩnh vực đầu tư khó, đòi hỏi công sức nghiên cứu và sự cố gắng rất lớn. Chúc cả nhà một hành trình đầu tư thành công rực rỡ.
Cùng tham gia nhóm chia sẻ kiến thức đầu tư theo thông tin phía dưới nhé.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận