Vì sao cổ phiếu bất động sản “nằm sàn” la liệt trong phiên 3/11?
Chuyên gia cho rằng, thị trường kỳ vọng thái quá vào nền tảng nội tại của doanh nghiệp bất động sản. Nhóm bất động sản điều chỉnh là bình thường, hợp lý, nguội bớt những cái đầu nóng.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới hội sở của CTCK Mirae Asset Việt Nam đưa ra một số bình luận về sự điều chỉnh đáng kể của thị trường phiên 3/11, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản.
Với tổng thanh khoản của thị trường đạt mức lịch sử 2,3 tỷ USD, ông Tuấn cho rằng dòng tiền phiên thứ Tư là tích cực. Ông Tuấn nhận định, thanh khoản này chưa thể hiện nhiều về việc dòng tiền mới tham dự vào thị trường.
“Mức thanh khoản thể hiện tần suất giao dịch, nghĩa là nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn trong 1 ngày. Có thể nhà đầu tư đã mua bán 2 lần tổng AUM gồm NAV và margin, tạo ra giao dịch lớn”, ông Tuấn đánh giá.
Mức thanh khoản thể hiện tần suất giao dịch, nghĩa là nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn trong 1 ngày. Có thể nhà đầu tư đã mua bán 2 lần tổng AUM gồm NAV và margin, tạo ra giao dịch lớn.Ông Huỳnh Minh Tuần
Dòng tiền mới có hay không? Ông Tuấn khẳng định có. Thể hiện ở chỗ, thị trường băng băng vượt đỉnh 1.420 hút tiền rất nhiều. Thị trường luôn có những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ chờ đợt điều chỉnh để tham gia chứ họ không mua “đu”. Hôm qua (3/11) là một phiên cho phép họ mở vị thế với thị trường, vì đã có mức chiết khấu lên tới 7%.
Phiên hôm qua đã có sự chuyển nhóm ngành rõ, bán bất động sản và mua ngân hàng. Nhiều nhóm bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, vật liệu xây dựng… sàn la liệt. Nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể nói “nhất trụ kình thiên”.
Với nhóm bất động sản, nhiều người đặt câu hỏi có phải có biến động gì lớn, vĩ mô xấu… Vĩ mô hiện tại không có gì xấu. Quan ngại một đợt bùng dịch? Không có nguy hiểm. Vì nhìn vào 2 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM độ phủ vaccine lên tới 80%, ca nhiễm TP.HCM giảm, Hà Nội chỉ vài chục ca. Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đang giảm ca nhiễm mới và tử vong. Chúng ta bây giờ sống chung với dịch. Đây là nguyên cơ chứ không phải động cơ chính cho sự điều chỉnh giảm.
“Bất động sản giảm sàn, tôi nhìn thấy có những mã tăng “hỗn”. Hiện tại trên thị trường, mỗi mã cổ phiếu đều có nhóm tạo lập, họ đã gom toàn bộ tỷ lệ free-loat. Quan sát thấy it nhất 8-10 cổ phiếu về trạng thái đó vì đã gom hết, muốn về giá nào về giá đó. Chạy như thế tạo sự vô lý về thị giá, giá trị đi nhanh hơn nội tại doanh nghiệp”, chuyên gia Mirae Asset Việt Nam nhận định.
Ông Tuấn cho rằng, nhiều người kỳ vọng bất động sản ở thông tin quỹ đất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có tiềm lực triển khai, quỹ đất pháp lý ra sao? Trên thị trường đang có hiện tượng “thượng vàng hạ cám”. Có những doanh nghiệp thổi phòng sở hữu quỹ đất 300ha nhưng chủ trương chưa hình thành vẫn đưa vào báo cáo thường niên, tự tính tiềm năng. Thực tế từ chủ trương tới quy hoạch 1/500 còn xa, chưa kể việc thu hồi chủ trương rất nhiều.
“Thị trường kỳ vọng thái quá vào nền tảng nội tại của doanh nghiệp bất động sản. Nhóm bất động sản điều chỉnh là bình thường, hợp lý, nguội bớt những cái đầu nóng”, ông Tuấn nhìn nhận.
Ông Tuấn chỉ ra, những cổ phiếu như DIG tăng gần 100%, từ vùng giá 30.000 đồng/CP, hay HDC… phiên điều chỉnh 7% thì không có gì bất ngờ.
Vị này cho rằng, việc giảm sàn la liệt ở nhóm bất động sản đến từ việc hội tụ tâm lý thoát hàng bằng mọi giá. Có 2 trường hợp thoát hàng bằng mọi giá. Thứ nhất, bước vào khủng hoảng thật sự từ vĩ mô lan tới thị trường khiến nhà đầu tư bán thoát khỏi thị trường. Phiên hôm qua không có dấu hiệu vĩ mô, như vậy đây là trường hợp thứ hai, tâm lý ở đây là bảo vệ thành quả, bán vì sợ mất lời, bán bằng mọi giá.
“Cổ phiếu đổ sàn rất nhanh, hành vi hoạt động của nhà đầu tư qua lệnh MP, bán khớp giá xuống. Tôi cho rằng đây là phiên đảo chiều dòng tiền khỏi một bong bóng ngắn hạn của bất động sản”, ông Tuấn nhìn nhận.
Thị trường kỳ vọng thái quá vào nền tảng nội tại của doanh nghiệp bất động sản. Nhóm bất động sản điều chỉnh là bình thường, hợp lý, nguội bớt những cái đầu nóng.Ông Huỳnh Minh Tuấn
“Nhóm ngân hàng hiện chỉ hứng dòng tiền đảo qua, sẽ giúp thị trường tạo cân bằng với nhóm bất động sản, vật liệu xây dựng…”, theo góc nhìn của chuyên gia Mirae Asset Việt Nam.
Nhìn xa hơn, với số liệu P/E hị trường đang là 16,5 lần, chuyên gia này đánh giá là rẻ so với khu vực. P/E midcap giảm khá nhiều. Năm 2022 dự kiến đón chào gói kích cầu siêu lớn ít nhất 500.000 tỷ đồng.
“Không phải bơm tất cả lớp tài sản lên, mà kỳ vọng hỗ trợ kinh tế từ mức suy kiệt sang có sức khỏe để bình thường hóa tăng tốc hơn. Chắc chắn gói kích cầu này đóng góp tốc độ tăng trưởng, chúng ta phải tận dụng được không là lạc hậu, rơi vào thập kỷ mất mát như nước Nhật. Gói kích cầu sẽ là hạ tầng, giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất, kích tích tiêu dùng… trong hạ tầng hệ số lan tỏa lớn thì giúp nhiều lĩnh vực”, ông Tuấn nhận định.
Về mở mới tài khoản, ông Tuấn nhận định nhà đầu tư F0 sẽ tiếp tục gia tăng, Việt Nam đang rất giống với thị trường Đà Loan trước đây. Đặc biệt, vị này tin rằng 2022 dòng vốn ngoại sẽ vào rất nhiều ở dạng đầu tư gián tiếp (FII) ở thị trường chứng khoán, bên cạnh FDI vẫn tăng đều.
Với nhà đầu tư, ông Tuấn cho rằng nên bình tĩnh, đầu tư không thể không chứng kiến 1 phiên giảm như vừa qua.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận