Vĩ mô và thị trường chứng khoán là 2 anh em họ, lúc gần, lúc xa
Thị trường vẫn phụ thuộc vào sự vui buồn của nhà đầu tư. "Hôm nay tui không thích mua, thích bán đó, làm gì tui". Chừng nào đi cà phê thấy bạn mình mua sẽ rút app ra mua.
Có bạn sẽ cho rằng "do tin đã phản ánh vào giá". Thật ra những cái đó đôi khi là chém gió mà thôi. Ông chủ doanh nghiệp còn chưa chắc đến giờ công ty ổng ra số là lời hay lỗ. Còn ông đi làm thống kê vĩ mô thì trước khi push số vô ổng còn khó khăn lựa chọn đưa con số ước tính nào vào. Vậy thì "tin nào đã phản ánh vào giá"?
Bạn nào đi quan sát các quy trình làm thống kê các nước sẽ rõ, nó không đơn giản chỉ có 1 con số, mà còn hàng tấn sự không chắc chắn (do các cơ quan địa phương gửi về không phải một con số, mà là ... một số kịch bản), sai số, .v.v nên số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ đều có 2-4 kỳ review lại số mỗi năm.
Cụ thể gần nhất là bạn thấy số việc làm từ đời nào của Mỹ mà giờ ôn lại, là vì bây giờ mới có số chính xác hơn (thời điểm trước công bố là ước tính của ước tính của ước tính).
Tuy "tin phản ánh vào giá" chỉ là chém gió của các cụ năm 1970 như Fama buồn chả biết gì mà chém đại cái thành meme của thị trường suốt mấy chục năm qua, nhưng quả thật nó có lý ở chỗ là mỗi một đợt trade gần như là một đợt cược, và người ta không quan tâm lắm tới bản chất vấn đề, mà quan tâm ván cược của số đông, thời hạn hết ván cược và một hoặc hai con số mà thị trường chú ý để phân định thắng thua trong ngắn hạn.
Đặc biệt là ở những thị trường như Mỹ, anh em chơi option mở vào đáo hạn trong cùng một ngày khá đông. Họ cược tài xỉu vào đúng một giai đoạn vài tiếng đồng hồ khá ngắn sau khi ra tin. Tin ra là xử, xử xong thị trường có đổi ý thì là chuyện khác. Cái này lý thuyết mới hơn sau 1970 gọi là sự chú ý hạn chế.
Những công thức mẫu toán kinh tế lý thuyết gần đây thì thêm vào 2 cái thông số là tâm trạng (bạn bị vợ quánh, sáng ra giận bán hàng), và sự thiếu chính xác (ví dụ là con số thất nghiệp 4.2% có thể là một cái phạm vi 3.9-4.7 chẳng hạn).
Với những cái đó, thì người ta chứng minh được bằng toán (không phải chạy thống kê, hồi quy, học máy gì hết), là cái vụ gọi là "tin phản ánh vào giá" nhiều khi chỉ là meme mà thôi.
Nhưng các mô hình toán đó cũng chỉ ra đôi lúc thì tâm trạng trên thị trường là như nhau, và sự chú ý trên thị trường cùng tập trung có vào mỗi một tin thôi, thì đồng thuận của anh em đầu tư và phân tích cao, thì đó thường chuyển thành giai đoạn truyền thông và anh em gọi là "tin phản ánh vào giá". Tin đó là tin gì, ý nghĩa thật là gì thì đa số anh em có khi cũng không rõ.
Thời điểm đó cũng có thể đồng thời là thời điểm thị trường định giá sai nhất. Vì đó là lúc một cái trạng thái gọi là "tâm lý bầy đàn", hay anh em quen gọi là tính bầy đàn cao nhất.
Tâm lý bầy đàn không nhất thiết là phi lý nha, Tâm lý bầy đàn nhiều khi rất là hợp lý. Ví dụ thời điểm xe tăng đang chạy tới, dù nó chạy sai đường rồi, mà chạy ra cản xe thì người ta gọi sang là chơi trội, gọi dân gian là ng*.
Vì vậy nó có một cái lý thuyết đối nghịch của thị trường hiệu quả và hợp lý, là thị trường "chọn hiệu quả nhưng phi lý" ("efficiently irrational").
Bạn nào còn là sinh viên quan tâm đến những chủ đề này có thể search các từ khóa: limited attention, rational inattention, rational herding, temporal disagreement adaptation, imprecise-information processing, rational imprecision, random utility theory, efficiently irrational.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường