menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hoàng Tuấn

VDSC: VN-Index biến động quanh vùng 1.180 – 1.250 điểm trong tháng 7

Ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ tạo sắc xanh cho thị trường từ triển vọng kết quả kinh doanh tích cực trong quý II-III khi giá đã chiết khấu khá nhiều tính từ đầu năm.

Tại báo cáo chiến lược tháng 7, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng VN-Index sẽ biến động trong vùng 1.180 – 1.250 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, khi giá dầu tăng mạnh trở lại, đồng thời tăng trưởng kinh tế Mỹ xác nhận đi vào “suy thoái kỹ thuật”, chỉ số VN-Index có thể diễn biến xấu hơn so với mức kỳ vọng. Chiến lược đầu tư mang tính phòng thủ cao vẫn được khuyến nghị cho tháng 7.

Chính sách tiền tệ trong nước thận trọng dưới áp lực lạm phát và biến động tỷ giá

Số liệu kinh tế Mỹ và mức tăng lãi suất được công bố trong kỳ họp Fed tháng 7 tới đây sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, VDSC đánh giá vẫn còn khá sớm để có cái nhìn lạc quan về ảnh hưởng của việc giá dầu đã giảm hơn 10% từ đỉnh và nền kinh tế Trung Quốc bước đầu đang cho thấy dấu hiệu hồi phục trong tháng 6.

VDSC cho rằng lãi suất và tỷ giá trong nước vẫn đứng trước áp lực điều chỉnh tăng từ rủi ro tăng lãi suất của Fed theo lộ trình. Dù vậy, nhà điều hành đang thể hiện cam kết “hỗ trợ phục hồi kinh tế song song với kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất điều hành và lãi suất cho vay trên thị trường 1 ổn định”. Do đó, VDSC nhận định ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có động thái can thiệp nhằm ổn định tỷ giá. Đồng thời, cho đến lạm phát bình quân có dấu hiệu tăng tốc và vượt ngưỡng 4%, ngân hàng Nhà nước sẽ chưa điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản.

Về tăng trưởng tín dụng, mức tăng cả ngày là 8,2% từ đầu năm tới ngày 10/6 và nhiều ngân hàng thương mại hiện đã hết hạn mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022. Hạn mức tăng trưởng mới có thể sẽ được cấp thêm trong nửa đầu quý III song mức độ có thể chậm hơn so với các năm trước.

Ảnh hưởng của điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán chu kỳ T+2

Dự thảo Giao dịch T+2 chứng minh nỗ lực của cơ quan chủ quản trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường trong dài hạn. VDSC nhìn nhận nhà đầu tư sẽ có lợi hơn về thời gian giao dịch và chi phí margin trong thực tế. Tuy nhiên trong ngắn hạn khó có thể đánh giá được hiệu quả của dự thảo này, đặc biệt trong bối cảnh thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh, tâm lý nhà đầu tư cá nhân vẫn còn nhiều e ngại như hiện tại

Song trong quá khứ, vào tháng 9/2012, khi UBCK áp dụng thay đổi T+4 sang T+3, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân hàng tuần trong 12 tháng tiếp theo tăng 12% so với năm trước, cũng trong bối cũng thị trường vừa giảm mạnh trong năm 2011 và kéo dài sang 2012. Ngoài ra, xét về hiệu quả cho một “trader” sử dụng đòn bẩy thì việc rút ngắn 1 ngày giao dịch cũng tương ứng lãi suất phải trả (cho một vòng quay cổ phiếu) sẽ giảm khoảng 25%.

Ngành ngân hàng duy trì sắc xanh cho thị trường

Theo phân tích của VDSC, xu hướng nhìn chung là có sự phân hóa giữa các ngành dù đa số được đánh giá là trung lập – tích cực. Dòng tiền sẽ tiếp tục luân chuyển qua lại giữa các nhóm ngành, thay vì tạo nên một sóng tăng mạnh cho thị trường.

VDSC: VN-Index biến động quanh vùng 1.180 – 1.250 điểm trong tháng 7

VDSC nhìn nhận 6 ngành bao gồm du lịch giải trí, thực phẩm đồ uống, bán lẻ, công nghệ thông tin, ô tô và ngân hàng vẫn có triển vọng kinh doanh khả quan trong quý II-III. Trong đó, đơn vị cho rằng mức ảnh hưởng lên VN-Index của 5 nhóm ngành đầu tiên trong ngắn hạn không còn nhiều, bởi thị giá cổ phiếu của các nhóm này đã tăng khá nhanh trong tháng 5-6.

Ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ là nhóm duy trì sắc xanh cho thị trường. Trong đó, VDSC quan điểm tích cực về mặt bằng tăng trưởng ở nhóm ngân hàng quốc doanh (gồm VCB, BID, CTG) hơn so với mặt bằng nhóm ngân hàng tư nhân trong danh mục theo dõi. Song VDSC cũng kỳ vọng sẽ có ngân hàng tư nhân đạt kết quả đột phá trong quý II. Động lực tăng trưởng nhìn chung sẽ đến từ nền so sánh và khả năng phục hồi ở NIM và chi phí tín dụng biên ở một số ngân hàng. Kết quả kinh doanh quý III dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục theo nền kinh tế trên nền thấp với tốc độ tăng trưởng tốt trong kịch bản lãi suất điều hành được ổn định và lạm phát ở trong mức kiểm soát.

VDSC dự báo bất động sản, vật liệu xây dựng và hóa chất tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực trong quý III. Trong đó bất động sản và vật liệu xây dựng là hai nhóm ngành đã bị điều chỉnh mạnh nhất từ đầu năm đến nay, giảm lần lượt 28% và 37% so với mức giảm 22% của VN-Index và vẫn chưa cho thấy các tín hiệu khởi sắc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,268.66

-12.52 (-0.98%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả