24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hải Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

VDSC: Chỉ Hòa Phát có thể cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc

Trong trường hợp thuế tự vệ không được gia hạn, chỉ Hòa Phát có thể cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc…

Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thuế tự vệ đối với thép xây dựng và phôi thép nhiều khả năng sẽ được gia hạn. Mức thuế hiện tại đối với phôi thép và thép xây dựng lần lượt là 17,3% và 10,9%. Mức thuế này sẽ giảm về 0% nếu không được gia hạn vào tháng 03/2020.

VDSC: Chỉ Hòa Phát có thể cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc
Nguồn: VDSC.

Theo khảo sát của VDSC, hầu hết các công ty thép xây dựng lớn trong nước đều ủng hộ việc gia hạn sắc thuế này. Năm 2019, các doanh nghiệp thép đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn như Thép Pomina (HoSE: POM); Thép Việt Ý (HoSE: VIS); Thép Tiến Lên (HoSE: TLH) và Thép DANA - Ý (HNX: DNY) phải chịu thua lỗ.

VDSC: Chỉ Hòa Phát có thể cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc

Hơn nữa, trong bối cảnh các quốc gia khác cũng đang áp thuế tự vệ cao để bảo vệ thị trường thép nội địa, Việt Nam nhiều khả năng cũng sẽ làm điều tương tự. Trong trường hợp thuế tự vệkhông được gia hạn, VDSC cho rằng chỉ Thép Hòa Phát (HoSE: HPG) có thể cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc do sở hữu công nghệ sản xuất tương đồng và lợi thế về vị trí địa lý.

Trong năm 2019, HPG vẫn tiếp tục vượt trội các đối thủ cạnh tranh về sản lượng bán hàng. Sản lượng thép xây dựng và ống thép đã tăng lần lượt 16,7% và 14,8%, trong khi tiêu thụ thép xây dựng và ống thép của Việt Nam chỉ tăng lần lượt 6% và 0%. Do đó, thị phần của HPG cũng đã tăng thêm tương ứng 2,4 và 4,0 điểm phần trăm ở mảng thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu của công ty này cũng đã tăng trưởng 11,3% lên mức 265.000 tấn, trong đó 151.000 tấn được tiêu thụ tại Campuchia.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thép thanh và thép cuộn có nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn trong năm 2020. Sau khi tăng công suất thép xây dựng lên 4,2 triệu tấn/năm, HPG có lượng hàng dồi dào để xuất khẩu sang Campuchia, nhờ sử dụng cảng biển nước sâu quốc tế Dung Quất. Với lợi thế về giá thành sản xuất và vị trí địa lý thuận lợi, HPG hoàn toàn có thể cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất của Trung Quốc ở thị trường này.

Công ty chứng khoán này cho biết, trong hai tháng đầu năm 2020, sản lượng bán thép xây dựng của HPG vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ như kỳ vọng. Kết quả này đạt được nhờ sự tăng trưởng trong sản lượng xuất khẩu phôi thép, mặc dù dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực lên tiêu thụ thép. Về sản lượng bán hàng trong hai tháng, mặc dù lượng thép xây dựng thành phẩm bán ra giảm 15% so với cùng kỳ, xuất khẩu phôi thép đã tăng tới 370%, giúp tổng sản lượng bán thép tăng 22% lên mức 592 nghìn tấn.

Đối với Khu liên hợp Dung Quất, VDSC cho rằng tiến độ hoàn thành dây chuyền sản xuất thép cán nóng có thể chậm hơn so với dự kiến. Nguyên nhân chính do các chuyên gia và công nhân Trung Quốc chưa thể nhập cảnh hoặc phải chịu cách ly sau khi trở lại từ kỳ nghỉ Tết. Tuy nhiên, theo Ban lãnh đạo, HPG vẫn có thể cung cấp thép cán nóng vào tháng 4 năm nay.

VDSC: Chỉ Hòa Phát có thể cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc

Nguồn: VDSC. Đơn vị: Tỷ đồng.

Mới đây, HPG cũng đã công bố kế hoạch đầu tư 60.000 tỷ đồng để thực hiện dự án Dung Quất – giai đoạn mở rộng, trong đó 50.000 tỷ đồng dùng để đầu tư xây dựng cơ bản, phần còn lại được dùng làm vốn lưu động. Liên quan đến nguồn vốn, HPG dự kiến sẽ vay 20.000 tỷ đồng từ Ngân hàng. Nếu kế hoạch được chấp thuận bởi Chính phủ và cổ đông, dự án sẽ được khởi công vào năm 2023 và hoàn thành trong khoảng 3 năm. Công suất thép cán nóng sẽ được tăng thêm khoảng 3 triệu tấn, trong đó 1,5 triệu tấn được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép hình và thép tròn cơ khí.

Theo đánh giá sơ bộ của VDSC, dự án có một vài điểm tiềm năng. Đầu tiên, thép cán nóng là mảng thép quan trọng duy nhất chưa bị dư cung khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu môt lượng lớn loại thép này trong năm 2018. Thứ hai, thép hình và thép tròn cơ khí là hai mảng thép tiềm năng và có mức độ cạnh tranh vừa phải. Bên cạnh đó, các nhà máy thép hạ nguồn của HPG có thể tiêu thụ 40-50% tổng sản lượng HRC, vì vậy, giúp HPG giảm được áp lực bán hàng và gia tăng biên gộp mảng thép phẳng.

Ngoài Thép, mảng nông nghiệp của HPG cũng đang hưởng lợi từ giá thịt lợn tăng cao. Trong năm 2019, mảng nông nghiệp đã có những kết quả tích cực nhờ giá thịt tăng mạnh, đặc biệt là giá thịt lợn hơi. Cụ thể, lợi nhuận mảng nông nghiệp đã tăng trưởng 270% so với năm 2018.

Cho quý I/2020, VDSC dự phóng doanh thu và lợi nhuận của HPG tăng trưởng lần lượt 18% và 35% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu, mảng thép và mảng nông nghiệp dự kiến chiếm lần lượt 77,0% và 17,6%. Về lợi nhuận, mảng thép và mảng nông nghiệp được dự báo sẽ đóng góp lần lượt 75,2% và 17,8%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.10 +0.25 (+0.97%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả