Vận tải biển và kho vận động lực nào để vươn lên trong một năm nhiều khó khăn?
Nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng hay nguyên liệu sản xuất giảm sút được báo hiệu thông qua dự báo tăng trưởng kinh tế và chỉ số PMI thấp tại các quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Nhu cầu xuất khẩu suy giảm cũng sẽ ảnh hưởng tới triển vọng của hoạt động nhập khẩu, dẫn tới sản lượng container XNK gặp khó trong năm 2023. Hoạt động vận tải biển cũng không được tươi sáng khi giá cước nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức thấp hơn so với năm 2022 trước áp lực từ cung tải nội địa tăng lên, trong khi đó nhu cầu vận tải nội địa cũng được dự báo sẽ suy yếu.
• Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động khi (1) các công ty nước ngoài không có ý định mở rộng sản xuất trong bối cảnh giảm tốc/suy thoái của các nền kinh tế lớn và (2) Chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng/mua sắm tại các quốc gia là đối tác thương mại lớn.
• Nhiều đơn hàng xuất khẩu đã bị cắt giảm khiến các công ty sản xuất trong nước phải thu hẹp quy mô. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu nhập khẩu.
Sự nới lỏng hạn chế Covid của Trung Quốc sẽ có ít tác động lên hoạt động cảng biển do hoạt động XNK qua đường biển từ Trung Quốc không bị gián đoạn bởi lệnh giãn cách trong năm 2022.
Phát triển cảng nước sâu là định hướng của ngành cảng biển để bắt kịp với xu hướng thế giới khi các hãng tàu ưu tiên đầu tư các thế hệ tàu mới hiện đại, có quy mô và trọng tải ngày càng lớn sẽ làm tăng sự cạnh tranh tại khu vực Hải Phòng vốn đã căng thẳng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận