Tỷ trọng của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao nếu Bulgaria được chuyển sang rổ thị trường cận biên?
Tổ chức xếp hạng thị trường MSCI vừa đề xuất chuyển Bulgaria vào rổ thị trường cận biên (frontier market), vậy điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới tỷ trọng của các quốc gia còn lại trong rổ?
Sáng ngày 21/06, MSCI thông báo sẽ khởi động quá trình tham vấn về đề xuất chuyển Bulgaria từ thị trường độc lập (Standalone Market) sang thị trường cận biên (frontier market) vào đợt review tháng 5/2026.
Trên thực tế, Bulgaria từng là thành viên của rổ cận biên, nhưng bị chuyển sang thị trường độc lập từ tháng 8/2016, do thị trường nước này suy giảm liên tục về quy mô và thanh khoản. Đến tháng 8/2023, MSCI thực hiện thay đổi cách thức xây dựng rổ chỉ số cận biên và nhờ đó, Bulgaria lại đáp ứng được tiêu chí thanh khoản và quy mô.
MSCI cũng thực hiện mô phỏng tỷ trọng của từng quốc gia trong trường hợp Bulgaria được chuyển sang rổ cận biên. Trong trường hợp được thêm vào, quốc gia này sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 0.3% trong chỉ số MSCI Frontier Markets Index, trong khi tỷ trọng Việt Nam chỉ giảm 0.1% so với ngày 19/04/2024.
Tỷ trọng mô phỏng của chỉ số MSCI Frontier Markets Index
Tuy nhiên, không có công ty nào của Bulgaria đủ điều kiện để được tham gia vào rổ MSCI Frontier Markets 100 Index – bao gồm 100 công ty lớn nhất và có thanh khoản cao nhất của chỉ số MSCI Frontier Markets Index. Như vậy, tỷ trọng của Việt Nam vẫn giữ nguyên trong rổ MSCI Frontier Markets 100 Index.
Trong top 10 cổ phiếu của MSCI Frontier Markets 100 Index, Việt Nam chỉ có mỗi HPG với tỷ trọng 3.4%.
Tỷ trọng mô phỏng của MSCI Frontier 100 Index
Top 10 cổ phiếu trong danh mục mô phỏng
Việt Nam cải thiện tiêu chí, nhưng chưa vào danh sách xem xét nâng hạng
Theo kết phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng ngày 21/06, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi (Emerging market). Điều này không quá bất ngờ khi Việt Nam vẫn còn nhiều nút thắt chưa được giải quyết.
Ở khía cạnh tích cực, MSCI đã ghi nhận một số tiến triển từ Việt Nam. Cụ thể, tiêu chí “khả năng chuyển nhượng” đã được nâng từ cần cải thiện "-" sang không có vấn đề lớn "+".
“Việt Nam đã có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng nhờ gia tăng giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật mà không cần phê duyệt trước của cơ quan quản lý”, MSCI đánh giá.
Đến nay, các cơ quản quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam rất tích cực hợp tác quốc tế, làm việc với các ủy ban chứng khoán, sở giao dịch và tổ chức xếp hạng thế giới để đẩy nhanh tiến trình nâng hạng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận