Tỷ giá tác động đến TTCK
Đọc để hiểu bản chất. Thay vì nghe đâu đó qua loa, hoặc bị dẫn dắt bởi những người thậm chí còn không hiểu nguyên lý tác động, có khi chính họ chỉ "nghe hơi nồi chõ"
Bài viết này không chủ đích bàn luận thị trường hiện tại nên mình sẽ dành thời gian để tập trung vào chủ đề chính: Cơ chế Tác động của Tỷ giá tới Chứng khoán.
Nếu tỷ giá tăng 3-5% thậm chí hơn nhưng nằm trong vùng mục tiêu SBV cam kết thì chẳng tác động nhiều tới chứng khoán. Vì lúc này SBV sẽ không có hành động can thiệp gì gây ảnh hưởng đến Lãi suất hay Thanh khoản hệ thống tài chính cả, nếu dùng thì cùng lắm là Forward Guidance. Đó chính là lý do tại sao tỷ giá tăng từ đầu năm nhưng Vnindex giai đoạn đó cũng vẫn tăng tốt.
Nếu tỷ giá chạm vào vùng SBV sẽ can thiệp thì lúc này họ sẽ có nhiều công cụ để can thiệp và tuỳ vào họ dùng công cụ nào mà tác động đến thị trường sẽ Sâu và Lâu khác nhau.
1. Công cụ đầu tiên thường dùng và nhanh gọn là nới thêm trần để tỷ giá có Range biến động lớn hơn (có 2 cách để làm cái này, một là tăng tỷ giá trung tâm, hai là mở rộng biên độ). Cái này sẽ tác động không nhiều đến chứng khoán, chỉ tác động nhất định vào dòng vốn ngoại FII trên sàn, tuy nhiên dòng vốn này thì nhỏ nhoi trong BOP và khối nội vẫn có thể cân vô tư nếu dòng tiền nội mạnh. Phương án này có 1 rủi ro là sẽ làm tăng nguy cơ tâm lý kỳ vọng mất giá VND và từ đó thúc SBV phải hành động mạnh mẽ hơn.
2. Căng thẳng hơn thì SBV sẽ bán USD ra để can thiệp. Bán thì có 2 hình thức là bán Giao ngay (Spot) hoặc bán Kỳ hạn (FW). Cái này thì sẽ tuỳ hình thức mà tác động Sâu và Lâu khác nhau. Nếu bán Spot thì USD sẽ được cung ra thị trường luôn để xoa dịu tỷ giá nhưng VND sẽ bị hút về SBV và làm thị trường tài chính ít tiền hơn. Chứng khoán dĩ nhiên sẽ bị tác động mạnh nếu điều này xảy ra. Với bán FW thì mọi thứ sẽ "ít áp lực" hơn vì VND sẽ bị hút về trong tương lai và đôi khi thì hợp đồng FW vẫn có thể huỷ ngang. Vậy nên chúng ta cần phải theo dõi quy mô và hình thức bán để từ đó đánh giá tác động.
3. Bán USD kha khá rồi nhưng mọi thứ vẫn không ổn thì phải nhấc lãi suất lên. Việc nhấc lãi suất thì cũng phải tách làm 2, là lãi suất chính sách hay lãi suất thị trường. Nếu nhấc khung lãi suất chính sách thì xác nhận SBV đã thay đổi định hướng chính sách, cái này sẽ rất xấu. Nếu âm thầm để lãi suất thị trường (huy động, liên ngân hàng) tăng thì mọi thứ sẽ xấu chậm hơn và tác động ít hơn. Hiện nay thì SBV đang đi theo hướng “mở” lãi suất thị trường trước, tiếp theo làm gì thì chúng ta cứ theo dõi kỹ.
4. Nếu đã phải Bán USD nhiều đến mức dự trữ ngoại hối chạm Red Flag và lãi suất tăng trên cả 2 mặt trận mà tình hình vẫn không ổn thì SBV sẽ phải dừng bán và lúc ấy sẽ phải có các hình thức can thiệp thô bạo hơn đến thị trường. Khái niệm Kết Hối bắt đầu xuất hiện. Nếu phải thế này thì anh chị em cứ xác định nghỉ chơi chứng dài ngày.
5. Tình huống mà tất cả đều bất lực thì vẫn còn những người đàn anh để cửa mở cứu cánh: Central bank liquidity swap (US or China) hoặc FIMA Repo (US). Cái này thì còn tuỳ thuộc vào Line, Room và Relationship. Nếu đến mức thế này thì .....
Hiện tại SBV đang dùng song kiếm hợp bích một phần của cả 1, 2 và 3. Nếu tình hình không ổn thì đẩy mạnh hơn dùng 2 và 3 tiếp. Chúng ta cứ quan sát và hành động bám theo. Nếu phải đoán thì mình cho rằng SBV chỉ cần dùng tốt 2 và một phần 3 là tỷ giá sẽ ổn.
Về vấn đề chỉ trích SBV, mình nghĩ "chỉ trích thì dễ, hành động mới khó", chúng ta cứ "đeo dép" của họ thì mới hiểu hết cái khó của họ. Vậy nên thay vì chỉ trích thì hãy tập trung theo dõi để rồi biến "bàn thua" thành "cơ hội".
Hôm nay SBV thông báo bán USD Spot (không bán FW như nhiều chuyên gia kỳ vọng). Rất hay và rất đúng với suy nghĩ của mình. Một mũi tên trúng hai đích. Mình sẽ xin trao đổi về chủ đề này trong topic sau.
- Thằng nghiện dữ liệu
Tiếp tục là một bài viết của CEO Wigroup Trần Ngọc Báu, bài viết được đảo trật tự (vì hôm nay đang tăng gần 30 điểm, bài này Báu đã chia sẻ cách đây 5 ngày). Nhưng có lẽ, nhiều người chưa biết đến, nên phần bản chất tác động TỶ GIÁ ĐẾN TTCK được đưa lên trên....Sau đó, những nae đọc xong, hiểu rồi, thì cùng nhìn lại giai đoạn giảm hơn 100 điểm xem những suy nghĩ trước đó cua còn đúng không?
(Trích tiếp CEO Wigroup)
Mọi người đổ lỗi đà giảm lần này (100 điểm) cho Tỷ giá và có một bộ phận không nhỏ chỉ trích NHNN Việt Nam - SBV. Mình nghĩ là chúng ta nên khách quan và tỉnh táo.
Chứng khoán giảm là điều không khó để nhận diện được nếu ai rành về Vĩ mô Tiền tệ, thậm chí cả PTKT và địa chính trị toàn cầu cũng mách bảo rõ ràng chúng ta đã bước vào vùng rủi ro. Thị trường dù sao cũng đã tăng vượt kỳ vọng của hấu hết mọi người trong 5 tháng qua, điều chỉnh cũng là khó tránh. Vấn đề là chúng ta nhìn ra nhưng chúng ta có kiên định hành động hay không mà thôi. Trong đầu tư tin chính mình là bài học sơ khai đầu đời nhưng cũng là bài học quan trọng nhất và học lâu nhất.
Quay trở lại với vấn đề thị trường giảm thì mình nghĩ nguyên nhân không phải hoàn toàn do Tỷ Giá, yếu tố này chỉ là cộng hưởng về tâm lý và là áp lực chính làm đảo chiều sự kỳ vọng của nhà đầu tư trung hạn. Quá nhiều thứ để "thúc" chứng khoán điều chỉnh ngắn hạn sau một giai đoạn tăng "vượt trên kỳ vọng" gần 5 tháng qua, tỷ giá chỉ là "cái cớ" dễ vơ lấy nhất mà thôi. Nhưng nếu chúng ta cũng như bao người khác, vật vã đổ lỗi và không chịu dành thời gian hiểu được thực sự vấn đề thì chúng ta sẽ lại tiếp tục mắc sai lầm tập 2.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận