Tuần quan trọng khi VN-Index giao động biên độ hẹp và đáo hạn hợp đồng phái sinh
Liệu thị trường sẽ bứt phá hay tiếp tục tích lũy?
I. Tổng quan Thị trường
Trong tuần qua, chỉ số VN-Index đã có sự phục hồi kỹ thuật đáng kể sau khi chạm vùng hỗ trợ 1260 điểm. Chỉ số đóng cửa tuần tại 1288 điểm, tăng 1.45% (WoW). Tuy nhiên, thanh khoản thị trường ghi nhận sự sụt giảm mạnh, với giá trị giao dịch trung bình chỉ đạt khoảng 15,2 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm hơn 20% so với tuần trước đó.
Điểm đáng chú ý là độ rộng thị trường khá hẹp và không lan tỏa đều. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là ngân hàng và các bluechip khác, đã có sự phân hóa và luân phiên hỗ trợ chỉ số. Nổi bật trong số này là FPT và MSN, thu hút dòng tiền mạnh với sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, một số nhóm ngành như thép, công nghệ viễn thông, chứng khoán và vận tải cũng ghi nhận diễn biến tích cực.
Nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận bán ròng nhẹ 4.82 tỷ đồng trong tuần qua, không tạo áp lực đáng kể lên thị trường.
II. Góc nhìn kỹ thuật
Khung thời gian Tuần
Các tín hiệu ngắn hạn và chỉ báo chu kỳ đáy-đỉnh đều ở trạng thái tích cực, đang tiếp tục dâng lên vùng cao.
Hình 1: Tín hiệu kĩ thuật khung tuần
Chỉ số VN-Index còn dư địa tăng trưởng trong khung thời gian tuần, củng cố quan điểm về xu hướng trung hạn tích cực.
Khung thời gian Ngày
Các chỉ báo ngắn hạn ghi nhận những tín hiệu khởi sắc.
Tín hiệu ngắn hạn đã dâng lên 1/2, cho thấy còn dư địa tăng trong khung daily.
Hình 2: Tín hiệu ngắn hạn
Chỉ báo đáy - đỉnh ngắn hạn đang ở vùng đáy ngắn, ủng hộ cho sự phục hồi tiếp tục của VN-Index lên vùng kháng cự tiếp theo.
Hình 3: Chu kì ngắn hạn
Xu hướng VN-Index hiện tại là sideway trong biên độ 1260-1300 điểm.
Hình 4: xu hướng Vnindex đi ngang
III. Góc nhìn Vĩ mô
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh và khả năng phục hồi ấn tượng, trái ngược với xu hướng chung của kinh tế toàn cầu. Dữ liệu kinh tế mới nhất cho 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực:
GDP 9T 2024 tăng 6.82% (YoY)
CPI bình quân tăng 3.88% (YoY)
FDI giải ngân đạt 17.3 tỷ USD (+11.6% YoY)
Xuất khẩu tăng 15.4% (YoY)
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì các chính sách nới lỏng, và tín dụng ngân hàng đang bước vào giai đoạn tăng tốc, hỗ trợ đà tăng trưởng của ngành ngân hàng. Dự báo lãi suất điều hành sẽ ổn định đến cuối năm.
Thông tư Pre-funding được phê duyệt là bước quan trọng trong tiến trình đánh giá nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể thu hút thêm dòng vốn ngoại vào thị trường trong thời gian tới.
Triển vọng Fed giảm lãi suất trong tương lai gần có thể khiến dòng vốn ngoại quay trở lại các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam.
Thế hệ lãnh đạo mới với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm hứa hẹn sẽ thúc đẩy cải cách các quy định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế đất nước. Chiến lược ngoại giao của Việt Nam đã chuyển sang hướng thực dụng và tập trung kinh tế, ưu tiên xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược nhằm nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 được dự báo tiếp tục tích cực từ mức nền thấp của năm ngoái, với tăng trưởng tích cực dự kiến ở các nhóm ngành bán lẻ, công nghệ thông tin, ngân hàng và thực phẩm.
IV. Nhận định và Chiến lược Giao dịch chi tiết
1. Nhận định Thị trường
VN-Index đang trong giai đoạn phục hồi kỹ thuật với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Các yếu tố vĩ mô tích cực và các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ xu hướng tích cực trong ngắn hạn. Dự kiến VN-Index trong tuần tới sẽ tiếp tục phục hồi lên vùng kháng cự 1300 điểm.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nên thận trọng khi thanh khoản giao dịch vẫn ở mức tương đối thấp và độ rộng thị trường hẹp. Có khả năng xảy ra một giai đoạn củng cố và rũ bỏ khi các yếu tố rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện:
Dữ liệu kinh tế của Mỹ thấp hơn dự kiến
Kết quả kinh doanh quý 3 của một số doanh nghiệp phục hồi chậm hoặc không như kỳ vọng
Kết quả cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11/2024
Căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông
2. Kịch bản và Chiến lược Giao dịch
Kịch bản cơ sở (xác suất 60%)
VN-Index tiếp tục phục hồi về vùng 1290-1300 điểm
Thanh khoản cải thiện, đạt mức trung bình khoảng 15 nghìn tỷ đồng/phiên
VN-Index đi ngang trong biên độ 1260-1300 điểm
Chiến lược:
Nhà đầu tư nên chọn lọc cổ phiếu, tập trung vào các mã thu hút dòng tiền và dự báo có kết quả kinh doanh quý 3 tích cực
Linh động luân chuyển danh mục theo sự phân hóa của thị trường
Canh bán lướt khi chỉ số chạm vùng kháng cự 1300 điểm
Kịch bản tích cực (xác suất 25%)
VN-Index vượt kháng cự 1300 điểm, hướng tới mục tiêu 1330 điểm
Thanh khoản đột biến, duy trì trên 20.000 tỷ đồng/phiên
Chiến lược:
Tránh FOMO khi thị trường tăng mạnh
Canh chốt lời những cổ phiếu đã tăng mạnh và có dấu hiệu hết động lực tăng giá
Kịch bản tiêu cực (xác suất 15%)
VN-Index phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.260 điểm, có thể về test vùng 1.240-1.200 điểm
Nguyên nhân có thể do thị trường toàn cầu điều chỉnh (đặc biệt là thị trường Mỹ), rủi ro chính sách tiềm ẩn từ cuộc bầu cử Mỹ, hoặc căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông
Chiến lược:
Đặt lệnh stop loss chặt chẽ nếu chỉ số phá vỡ mức hỗ trợ 1260 điểm
Giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, tăng tỷ trọng tiền mặt
Tránh sử dụng đòn bẩy margin trong giai đoạn này
3. Danh mục theo dõi
Ngân hàng: CTG, STB, TCB, ACB.
Công nghệ Viễn thông : FPT, CTR
Bán lẻ: MWG, PNJ
Thực phẩm VNM, MSN
Chứng khoán: SSI, HCM
Thép: HPG, HSG
Vận Tải HAH PVT
Chúc quý NĐT giao dịch thành công
Liên hệ Công Ty Cổ Phần Đầu Tư FAviz
CREATING PROSPERITY - KIẾN TẠO THỊNH VƯỢNG
Hường Phạm- Wealth Manager
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận