Tự doanh CTCK đang nắm những lá bài tẩy nào?
Đội tự doanh của công ty chứng khoán (CTCK) nắm giữ cổ phiếu nào luôn là câu hỏi thu hút sự chú ý của thị trường.
Trong quý 3, tình hình thị trường không thuận lợi bằng quý trước, là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình chung kể trên. Trong quý 2, VN-Index tăng gần 16% lên mức 1,408.5 điểm. Đà đi lên chững lại trong quý 3 khi chỉ số VN-Index có nhịp giảm sâu về vùng 1,270 điểm và kết quý 3 với mức giảm hơn 5%, đạt 1,342 điểm. Mảng tự doanh của CTCK theo đó thua sút so với quý trước. Lãi tự doanh của các CTCK trong quý 3 ở mức hơn 2.2 ngàn tỷ đồng, giảm 33% so với quý trước. Nhưng so với cùng kỳ, lãi tự doanh tăng 18%.
Nhiều công ty ghi nhận khoản lãi tự doanh sụt giảm đáng kể so với quý trước như Chứng khoán Bản Việt (VCI), Chứng khoán SSI, Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS), Chứng khoán Thiên Việt (TVS).
Tuy vậy, vẫn có những công ty đạt được tăng trưởng ở mảng tự doanh như Chứng khoán TP.HCM (HCM), Chứng khoán Smart Invest, Chứng khoán FPTS (FTS), Chứng khoán ACB (ACBS), Chứng khoán HDBS.
Top 15 CTCK có lãi tự doanh lớn nhất quý 3/2021
Đvt: Tỷ đồng
Song song đó, cũng có những công ty báo lỗ ở mảng tự doanh. Chứng khoán VPS là công ty có khoản lỗ tự doanh lớn nhất trong quý 3, hơn 152 tỷ đồng. Chứng khoán Bảo Minh (BMS) cũng ngậm trái đắng với khoản tự doanh và chịu lỗ hơn 65.6 tỷ đồng ở mảng này. Ngoài ra, Chứng khoán Phố Wall (WSS), Chứng khoán SBSI, Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán NaviBank (NVS) cũng chịu lỗ khá lớn từ tự doanh.
Những CTCK lỗ lớn tự doanh trong quý 3/2021
Đvt: Tỷ đồng
Các công ty lãi lớn đang nắm những mã nào?
Thị trường vẫn luôn quan tâm đến những mã cổ phiếu mà đội tự doanh của CTCK nắm giữ. Cùng soi danh mục của các CTCK có lãi lớn kể trên.
Dẫn đầu về lãi tự doanh trong quý 3, TCBS khá kín tiếng với danh mục tự doanh chi tiết. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, trái phiếu chưa niêm yết là khoản chiếm tỷ trong lớn nhất trong danh mục của TCBS. Bên cạnh đó, công ty cũng rót khá nhiều tiền vào cổ phiếu chưa niêm yết và trái phiếu niêm yết.
Đối với VCI, danh mục FVTPL của Công ty này chủ yếu tập trung vào KDH. Tại thời điểm cuối quý 3, giá trị khoản đầu tư vào KDH đang gấp hơn 2 lần so với giá gốc. Danh mục AFS mới là điểm cần chú ý trong danh mục tự doanh của VCI. VPB, MWG, IDP, MCH, KDH là những khoản AFS có tỷ trọng lớn và đang sinh lời của VCI. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang nắm giữ khoản đầu tư vào Napas với mức sinh lời gần 40%.
Đối với VND, ở danh mục cổ phiếu, CTCK này tập trung mạnh vào PTI (lãi gần 30%). Cuối quý 3, danh mục của Công ty chủ yếu tập trung vào trái phiếu với giá trị đầu tư hơn 3,660 tỷ đồng.
Cuối quý 3, HCM nắm giữ một số cổ phiếu nổi bật như HPG, VIC, TCB, MWG, VPB. Công ty cũng đầu tư thêm vào các ETF như VFMVN30, VFMVN Diamond, MAFVN30. Trái phiếu niêm yết cũng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của Công ty.
Tự doanh trái phiếu rõ rang đang là trào lưu của các CTCK. Smart Invest Có mặt trong top lãi đậm tự doanh với tỷ trọng đầu tư trái phiếu chiếm 86% danh mục tự doanh.
Chứng khoán SHS thắng lớn với cổ phiếu ngân hàng. Tự doanh của Công ty đang nắm giữ các khoản đầu tư như TCB, STB, SHB. Bên cạnh đó, khoản đầu tư vào GEX cũng đang sinh lời.
Ở FTS, MSH tiếp tục là công thần với mảng tự doanh. CTCK này ghi lãi hơn 40 lần nhờ khoản đầu tư này.
Tự doanh của Chứng khoán APEC thì lãi đậm nhờ các khoản đầu tư vào IDJ, API. Công ty cũng đang đầu tư khá nhiều doanh nhiệp chưa niêm yết, tuy có đăng ký giao dịch song giá trị chưa quá lớn.
SSI cũng đang đi theo xu hướng tự doanh trái phiếu. Giá trị đầu tư vào trái phiếu của SSI lên tới gần 2,750 tỷ đồng, gấp 4 lần so với giá trị đầu tư vào cổ phiếu.
Cuối quý 3, Aseansc đang lãi lớn với các khoản đầu tư vào SGP, HTM, TCB. Tuy nhiên một số khoản đầu tư có tỷ trọng lớn như TSJ, VNC không mấy hiệu quả.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận