menu
Trump và Powell – cuộc chiến ngầm giữa Nhà Trắng và FED
hồng nhung Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trump và Powell – cuộc chiến ngầm giữa Nhà Trắng và FED

Phần 1: Căng thẳng từ nhiệm kỳ trước

Trump và Powell – cuộc chiến ngầm giữa Nhà Trắng và FED

"Một điều nhịn là chín điều lành"

Trong lịch sử nước Mỹ, chưa có vị Tổng thống nào như Donald Trump công khai chỉ trích và áp lực Fed đến mức tưởng như gây nguy cơ xói mòn tính độc lập của tổ chức này. Chủ tịch Fed Jerome Powell - người mà ông Trump từng đích thân đề cử vào năm 2018 - từ những ngày đầu đã phải chịu đựng những đợt công kích dữ dội. Ông Trump gọi Fed dưới sự lãnh đạo của ông Powell bằng đủ thứ tên, từ "kẻ gàn dở", "đứa trẻ bướng bỉnh" đến "mối đe dọa lớn nhất" đối với nền kinh tế Mỹ. Và xin nhắc lại rằng năm 2018, chính ông Trump là người đề cử ông Powell vào ghế Chủ tịch Fed thay cho người tiền nhiệm là bà Janet Yellen.

Trump và Powell – cuộc chiến ngầm giữa Nhà Trắng và FED

Về phần ông Powell, vị Chủ tịch Fed luôn phớt lờ và từ chối bình luận về các cáo buộc mà ông Trump đưa ra trên Twitter. Chỉ đến khi có tin ông Trump muốn cách chức ông thì ông mới lên tiếng, khẳng định luật đã nêu rõ ràng ông Trump không có thẩm quyền làm việc đó, và rằng mình sẽ làm hết nhiệm kì Chủ tịch đến năm 2022.

"Về mặt nguyên tắc, chúng tôi được tổ chức rất cao. Chúng tôi rất thống nhất. Chúng tôi cảm thấy mình đang làm những gì tốt nhất có thể để phục vụ người dân Mỹ" - ông Powell nhấn mạnh.

Ông Powell hiểu rõ người sếp thực sự của mình là Quốc hội Mỹ; Luật Cục dự trữ Liên bang do Quốc hội thông qua đã giao cho Fed hai nhiệm vụ là tối đa hóa việc làm kiểm soát lạm phát.

Vì thế mà ông luôn tỏ ra bỏ ngoài tai những lời chỉ trích của ông Trump, đồng thời khẳng định lời nói của Tổng thống không bao giờ được nhắc đến bên trong phòng họp của Fed để đảm bảo tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương này.

Thua keo này lại bày keo khác

Nhưng Trump không dừng lại ở chỉ trích. Nhằm củng cố quyền lực trong Fed, ông đề cử những nhân vật có cùng quan điểm hạ lãi suất vào Ban Thống đốc. Một trường hợp điển hình là bà Judy Shelton, người từng có quan điểm tài chính đối lập hoàn toàn, nhưng khi ông Trump làm Tổng thống, lập tức thay đổi lập trường ủng hộ hạ lãi suất về mức 0. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc đưa những nhân vật như Shelton vào Fed có thể làm mất đi tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương này.

Trump và Powell – cuộc chiến ngầm giữa Nhà Trắng và FED

Hối thúc Fed chỉ phản tác dụng

Ông Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên gây áp lực lên Chủ tịch Fed. Năm 1965, Tổng thống Lyndon Johnson gọi người đứng đầu Fed khi đó là William [Bill] Martin tới trang trại của ông ở Texas để đấu khẩu.

Theo một nhân chứng, có lúc Tổng thống Johnson đã xô đẩy vị Chủ tịch Fed và hét lên "Thanh niên Mỹ đang chết ở Việt Nam nhưng Bill Martin chẳng thèm quan tâm". Cấp dưới của Tổng thống Richard Nixon lại từng bịa ra câu chuyện Chủ tịch Fed Arthur Burns đòi tăng lương để gây áp lực khiến Fed hạ lãi suất trước cuộc bầu cử Tổng thống 1972.

Chủ tịch Paul Volcker thì tiết lộ trong cuốn hồi kí xuất bản mới đây rằng năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan thông qua Chánh văn phòng Nhà Trắng James Baker đã yêu cầu ông không tăng lãi suất. Tuy vậy kể từ thời ông Bill Clinton trở lại đây, các đời Tổng thống Mỹ đều không gây sức ép lên Fed (ít nhất là không làm một cách công khai) để đảm bảo tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương này.

Trump và Powell – cuộc chiến ngầm giữa Nhà Trắng và FED

Thế nhưng trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán, ông Trump đã hủy hoại truyền thống tốt đẹp này khi liên tiếp công khai chỉ trích chính sách của Fed.

Liệu cuộc chiến này sẽ tiếp tục ra sao?

Nhưng có lẽ điều đáng suy nghĩ nhất nhiệm kỳ mới này là: Trump tái đắc cử, liệu cuộc chiến này sẽ tiếp tục ra sao? FED có phải đối mặt với áp lực lớn hơn từ một người luôn muốn mình là trung tâm của sự thay đổi? Hay Powell – hoặc bất kỳ chủ tịch FED nào sau này – sẽ tiếp tục giữ vững sứ mệnh độc lập của cơ quan này, như một cột trụ vững chắc giữa những đợt sóng chính trị?

Cuộc đối đầu giữa Trump và FED chính là bài học về những rủi ro tiềm tàng khi chính trị cố gắng can thiệp vào hệ thống tài chính. Và đây cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng, dù là Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng đôi khi chính trị và kinh tế cần có ranh giới rõ ràng để bảo vệ sự ổn định dài hạn của cả một quốc gia – và thậm chí là cả thế giới.

Mời các bạn đón đọc phần 2: Jerome Powell sinh ra không phải để bỏ cuộc

"Ông Powell lắng nghe và rồi sau đó bình tĩnh giải thích với vị nghị sĩ rằng kịch bản đó sẽ trở thành một cơn ác mộng. Tôi chưa bao giờ thấy ông ấy tức giận, kể cả khi ông ấy có lí do chính đáng để tức giận".

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
42,840.26 +498.02 (+1.18%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

hồng nhung Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả