Trend lãi suất đã thay đổi
Không bất ngờ, nhưng là tín hiệu confirmation cho thị trường: Trend lãi suất đã thay đổi, lãi suất đi xuống đã không còn là xu thế nữa. Còn về ổn định tỷ giá, vấn đề là làm hết những gì có thể làm và trong khả năng, nó trượt thì phải cho nó trượt thôi.
Điều hành tỷ giá lúc này là làm hết những gì có thể trong nguồn lực và cân bằng với đòi hỏi khác của chính phủ là vẫn phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Nếu lãi suất đầu vào tăng mà lãi suất cho vay giảm, thì bank tất nhiên không có dư nhiều lợi nhuận để mà book vào dự phòng nợ xấu, còn nợ xấu thì đang có trend tăng lên.
Tóm lại là: Chính phủ muốn
- Ổn định tỷ giá (thì phải tăng lãi suất VND đầu huy động để giảm chênh lệch lãi suất với USD, giảm sức ép do chuyển đổi sang tài sản định giá bằng USD và carry trade).
- Hỗ trợ nền kinh tế với lãi suất cho vay phải giảm 1-2%
- Ngân hàng thương mại phải hoạt động an toàn, lành mạnh, nghĩa là có lời nhiều để trích dự phòng nợ xấu, mà nợ xấu thì đang tăng lên.
Nếu bạn là NHNN, bạn đang nhìn thấy bức tranh như thế nào?
Việc sử dụng song song hai công cụ tín phiếu và OMO nhằm phục vụ mục tiêu kép là vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, đồng thời giảm sức ép lên tỷ giá thông qua việc thu hẹp chênh lệch lãi suất USD - VND trên thị trường liên ngân hàng.
"Việc thu hẹp chênh lệch lãi suất VND - USD, kết hợp với nếu có dòng ngoại tệ chảy vào tốt hơn sẽ giúp giảm áp lực bán ngoại tệ can thiệp của NHNN ", một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nhận định.
Theo các nguồn thạo tin trên thị trường liên ngân hàng, lượng ngoại tệ mà NHNN đã bán cho các ngân hàng thương mại đến nay đã chạm mốc 2,5 tỷ USD.
Trong báo cáo mới công bố mới đây, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) và Think Future cho biết, có nhiều công cụ để kiểm soát tỷ giá mà NHNN có thể sử dụng. Nhìn lại hai năm 2022 và 2023, có ba bước để kiểm soát tỷ giá.
Bước 1 là hút thanh khoản, bằng tín phiếu và các nghiệp vụ khác để nâng lãi suất liên ngân hàng. Bước 2 là bán dự trữ ngoại hối, có thể ít, có thể nhiều để thăm dò và ổn định thị trường Bước 3 là tăng lãi suất điều hành trong trường hợp các bước 1 và 2 chưa đủ để hạ nhiệt tỷ giá.
Theo VEPR và Think Future, hiện nay, NHNN đã thực hiện bước 1 và 2. Mặc dù các cơ quan quản lý đã rất nỗ lực để kiểm soát tỷ giá nhưng trong bối cảnh xuất siêu giảm, áp lực lên cung cầu ngoại tệ sẽ còn kéo dài. Các giải pháp vừa qua là hút thanh khoản hay bán dự trữ ngoại hối sẽ khó đủ để tiếp tục ổn định tỷ giá. Trong bối cảnh đó, tăng lãi suất điều hành sẽ là công cụ hữu hiệu nhất để kiểm soát tỷ giá.
Tại báo cáo phân tích công bố gần đây, Chứng khoán Rồng Việt cũng không loại trừ khả năng việc NHNN tăng lãi suất OMO là bước đi thăm dò nhằm chuẩn bị cho việc nâng lãi suất điều hành nhằm ứng phó với áp lực mất giá của đồng nội tệ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận