menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thủy Phạm Pro

Tranh cãi về quỹ "giải cứu" trái phiếu

Câu chuyện gỡ nghẽn dòng tiền, lập quỹ bình ổn trái phiếu vẫn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên với thực trạng hiện tại của ngân hàng và nền kinh tế điều này có thể xảy ra hay không?

Tranh cãi về quỹ "giải cứu" trái phiếu

Ngân hàng bán nợ

Không chỉ rao bán tài sản đảm bảo là bất động sản, dây chuyền sản xuất, mà giờ đây, ngân hàng còn rao bán cả “động sản” là vật nuôi, đấu giá cả các khoản nợ vay tiêu dùng cá nhân.

Nhiều khoản nợ xấu được đấu giá ngót chục lần vẫn chưa tìm được khách mua. Thị trường bất động sản đi xuống, thanh khoản sụt giảm kỷ lục, giá bất động sản phát mại vẫn chưa được chiết khấu hấp dẫn… là các yếu tố khiến các ngân hàng khó bán nợ thành công.

Ngoài lý do thị trường bất động sản không thuận lợi, một trong những lý do chính khiến hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chậm là thị trường mua bán nợ vẫn chưa hình thành.

Nới thêm room tín dụng ngân hàng cũng không có vốn để cho vay

Hiện ngành ngân hàng cũng đang rất khó khăn trong đảm bảo an toàn vốn do đó ngay cả khi NHNN có nới thêm room tín dụng thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay tiếp thêm.

Hiện nay, dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau, các ngân hàng đang rất khó khăn trong hệ số an toàn vốn, tính chung cả ngành, dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau.

Không dễ lấy tiền ngân sách “giải cứu” trái phiếu

Muốn ngân hàng thương mại tham gia “giải cứu” trái phiếu là rất khó, Vì Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư 16/2021/TT-NHNN siết hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Tập trung vào các giải pháp tăng thanh khoản thị trường

Hiện nay, thị trường trái phiếu đang trong cảnh “vàng thau lẫn lộn”, doanh nghiệp tốt cũng bị nhà đầu tư bán tháo trái phiếu như doanh nghiệp xấu. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, cần có ngay các giải pháp tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường.

Bên cạnh đó, nên có những quy định về việc các tổ chức phát hành có những hội đồng trái chủ để có thể có những thoả thuận đàm phán với trái chủ để trong lúc khó khăn hội đồng trái chủ có thể đồng ý gia hạn thanh toán chi trả cho trái chủ.

Việc thành lập quỹ bảo lãnh hay quỹ bình ổn trái phiếu như Trung Quốc, Hàn Quốc (sử dụng nguồn ngân sách) là rất cần thiết, ưu tiên hỗ trợ các trái phiếu tốt. Tất nhiên, việc có khả thi hay không thì cần phải xem xét thêm. Trước mắt, theo các chuyên gia, các giải pháp phải tập trung mở độ rộng cho thị trường, cho phép thêm nhiều nhà đầu tư tham gia trái phiếu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thủy Phạm Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

5 Yêu thích
8 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại