TPB: Triển vọng lạc quan, định giá hấp dẫn
Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu TPB qua phân tích của NVC Team.
Tổng quan ngành ngân hàng năm 2021
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12%:
+ Thứ nhất: nền kinh tế sẽ phục hồi, các doanh nghiệp quay trở lại sản xuất kinh doanh.
+ Thứ hai: mặt bằng lãi suất thấp sẽ hỗ trợ tăng trưởng.
+ Thứ ba: đẩy mạnh đầu tư công kích thích giải ngân cho vay vào các dự án xây dựng cầu đường.
Tổng quan doanh nghiệp
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.
TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
Phân tích hoạt động kinh doanh 2020
TPB là một trong những ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất năm 2020.
Tín dụng năm 2020 của TPB tăng 30,7% YoY lên 134.296 tỷ. Trong đó, cho vay khách hàng tăng mạnh 25,5% YoY lên 119,991 tỷ, trong khi đầu tư TPDN tăng mạnh 134,0% YoY lên 11.305 tỷ
Cơ cấu cho vay khách hàng
Chúng tôi nhận thấy cho vay khách hàng của TPB đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi đáng kể kể từ Quý 3/2020. Vào cuối Quý 4/2020, tăng trưởng cho vay khách hàng của TPB chủ yếu được thúc đẩy bởi: Cá nhân tăng 15,9% YoY lên 59,8 nghìn tỷ; DNVVN tăng 8,2% YoY lên 39,1 nghìn tỷ, trong khi doanh nghiệp lớn tăng 147,0% YoY lên 22,2 nghìn tỷ, sát với chiến lược của TPB tận dụng xu hướng đầu tư FDI đang gia tăng vào Việt Nam. Đáng lưu ý, tỷ lệ nợ xấu từ doanh nghiệp lớn vẫn ở mức thấp nhất so với các phân khúc khác, chỉ 0,05%. Trong danh mục cho vay cá nhân, cho vay mua nhà ở tăng 22,0% YoY lên 25,6 nghìn tỷ, là động lực tăng trưởng chính. Trong khi đó, dư nợ cho vay mua ô tô được đi ngang 17,5 nghìn tỷ (-0,2% YoY), nhằm khống chế hình thành nợ xấu sau nhiều năm tích cực mở rộng.
Mở rộng CASA; tích cực phát hành giấy tờ có giá
Về phía nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng Quý 4/2020 tăng trưởng tốt 25,4% YoY lên 115,9 nghìn tỷ (+ 6,6% QoQ), chủ yếu nhờ tiền gửi không kỳ hạn lên 22,5 nghìn tỷ (+22,0% QoQ; + 47% YoY) . Kết quả là, CASA đã tăng lên 19,4% Quý 4/2020 so với 16,9% Quý 3/2020 và 16,5% Đến cuối Quý 4/2020, tập khách hàng của TPB tăng vững chắc 21,9% YoY lên 3,6 triệu, trong đó khách hàng cá nhân là 3,5 triệu (+21,9% YoY), trong khi khách hàng doanh nghiệp là 51.306 (+5,5% YoY).
TPB là một trong số ít ngân hàng có NIM mở rộng năm 2020
NIM của TPB đã tăng đáng kể lên 11 bps YoY lên 4,32% năm 2020 từ 4,21% năm 2019, do chi phí vốn giảm nhờ chi phí tiền gửi và chi phí vay liên ngân hàng thấp hơn đã bù đắp nhiều hơn cho sự sụt giảm lợi suất tài sản sinh lãi.
Dự báo kết quả kinh doanh
Chúng tôi dự báo LNTT năm 2021 của TPB tăng 25,3% YoY lên 5.500 tỷ. Dự báo KQKD của chúng tôi dựa trên các giả định chính sau:
▪ Thu nhập lãi (NII) ròng tăng trưởng ổn định.
NII tăng 27,6% YoY lên 9.300,7 tỷ nhờ: (1) Cho vay khách hàng tăng 25% YoY lên 150,0 nghìn tỷ và (2) NIM mở rộng lên 4,43% (+11% bps YoY), được thúc đẩy bởi (i) Chi phí vốn thấp hơn trong môi trường lãi suất thấp hiện tại, (ii) Năng lực thu hút CASA mạnh mẽ trên nền tảng ngân hàng số ưu việt và mở rộng cơ sở khách hàng vững chắc và (iii) Gia tăng chuyển dịch sang các phân khúc có lợi suất cao hơn, như cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.
▪ Thu nhập ngoài lãi trở về mức trung bình khi không còn các khoản thu nhập một lần.
Chúng tôi dự báo NoII giảm 6,8% YoY xuống 2.870,1 tỷ, trong đó NFI (bao gồm dịch vụ và kinh doanh ngoại hối) là động lực tăng trưởng chính, tăng trưởng giảm 20,4% YoY đạt 2.016,7 tỷ nhờ vào việc mở rộng mạnh mẽ về cơ sở khách hàng, tiến triển tốt hơn trong hoạt động kinh doanh bancassurance độc quyền với Sunlife sau khi xây dựng mạng lưới phân phối và đào tạo đội ngũ nhân viên, đồng thời là hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ của Việt Nam.
▪ Hệ số CIR tăng nhẹ lên 41,0% năm
Theo quan sát của chúng tôi, TPB là một trong số rất ít ngân hàng có chi phí hoạt động tăng mạnh trong năm 2020.
▪ Chi phí tín dụng có xu hướng giảm xuống 1,29% năm 2021
Tựu chung lại, chúng tôi dự báo LNST năm 21 của TPB tăng trưởng giảm 25,3% YoY lên 4.400 tỷ, tương ứng với: (1) ROE dự phóng mạnh mẽ là 23,2%; (2) BVPS năm 2021 đạt 20.490 đồng/cp. Với giá cổ phiếu hiện tại, TPB đang giao dịch ở mức P/B năm 2021 là 1,38x, hấp dẫn so với mức 1,78x trung bình toàn ngành.
Định giá và khuyến nghị
TPB đóng cửa ở mức 28.300 đồng/ cp vào ngày 02/04/2021, giao dịch ở mức P / B năm 2021 là 1,38x, hấp dẫn so với mức trung bình ngành là 1,78x. Khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm theo phương pháp thu nhập thặng dư là 33.968 đồng/ cp (Upside: 20%), định giá ngân hàng ở mức P/ B hợp lý năm 2021 là 1,66x. Bên cạnh nền tảng ngân hàng số ưu việt, BVSC cho rằng TPB có với sự kết hợp của tăng trưởng lợi nhuận ròng, ROAE cao, nền tảng vốn vững chắc và chất lượng tài sản được cải thiện mạnh mẽ.
Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận