Tin thế giới 27/7: Hé lộ nội dung thượng đỉnh Nga-Thổ; Ukraine ‘chê’ máy bay Mỹ; Ông Boris Johnson được ‘ngắm’ làm Tổng thư ký NATO?
Diễn biến căng thẳng Nga-Ukraine, Thượng đỉnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ có gì, NATO trong quá trình tìm nhà lãnh đạo mới... là những sự kiện thế giới nổi bật 24
Nga-Ukraine:
Nhà ngoại giao nói thêm rằng, hai nguyên thủ cũng có thể thảo luận về một loạt các vấn đề song phương, trên hết là trong lĩnh vực thương mại và kinh tế.
Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Sochi vào ngày 5/8 tới. (TASS)
Ông Rudenko nhấn mạnh, việc vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine sẽ sớm được khởi động và hy vọng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc này sẽ được giữ vững. (Interfax)
Ông Sak nhấn mạnh, máy bay tấn công cũ không có khả năng giúp Ukraine “đóng cửa không phận” và “ngăn chặn máy bay ném bom và tên lửa”.
Theo ông Sak, việc chuyển giao máy bay tấn công cũ của Mỹ cho Kiev sẽ là một “sai lầm chiến lược” vì hành động này sẽ chỉ làm chuyển hướng nguồn lực khỏi “vấn đề trang bị (cho các lực lượng vũ trang Ukraine) các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại như F-16”. (Military.com)
Ông Austin đã trấn an người đồng cấp Ukraine rằng, Mỹ đang tiến hành chuyển giao thiết bị cho Ukraine càng nhanh càng tốt. (TASS)
Châu Âu:
Bình luận về thông tin cho rằng, Moscow hạn chế nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu ở mức tối thiểu cho đến khi Liên minh châu Âu (EU) gỡ bỏ trừng phạt, ông Peskov nói: “Đây là một sự liên hệ hoàn toàn sai lầm”.
Ông nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt của châu Âu đã làm hạn chế đáng kể khả năng kỹ thuật để bơm tối đa lượng khí đốt có thể và khi công tác bảo trì được hoàn thành thì Gazprom “sẽ có thể bơm (khí đốt) nhiều hơn”. (TASS)
Cũng theo tờ báo, Mỹ rất muốn một chính trị gia Anh nắm giữ vị trí này bởi Washington thể hiện sự không tin tưởng đối với các chính trị gia đến từ các nước châu Âu khác. Nguyên nhân là do những chính trị gia này đã nhiều lần kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) thành lập một quân đội chung.
Phán quyết của Tòa sơ thẩm châu Âu có trụ sở tại Luxembourg nêu rõ: “Tòa sơ thẩm bác bỏ đơn của trang Russia Today yêu cầu hủy bỏ lệnh cấm…, tạm thời cấm tổ chức này đăng tải nội dung”. (Reuters)
Châu Á:
Phát biểu họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ: “Nếu Mỹ tiếp tục (chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Pelosi) và thách thức giới hạn của Trung Quốc... thì phía Mỹ sẽ chịu mọi hậu quả”. (AFP)
Đại sứ Scheinman cũng khẳng định, Trung Quốc sẽ đã đưa ra một loạt các cáo buộc rằng, Washington, London và Canberra vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Tuyên bố được Bộ trưởng Goyal đưa ra khi trả lời câu hỏi liệu chính phủ trung ương đã thực hiện hay đề xuất áp dụng bất kỳ động thái nào nhằm áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm của Trung Quốc hay chưa.
Theo ông Goyal, “Ấn Độ và Trung Quốc đều là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và bất kỳ hạn chế thương mại nào được áp đặt đều phải tuân theo quy định của WTO. Chính phủ (Ấn Độ) thường xuyên xem xét và thực hiện các biện pháp theo quy định này để giải quyết những quan ngại của các bên liên quan, nhằm phát triển một chiến lược thương mại toàn cầu toàn diện”. (Indian Times)
Quyết định mua số trực thăng trên đã được cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phê chuẩn hồi tháng trước, trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào ngày 30/6 vừa qua. (AP)
Hai nhà ngoại giao nhất trí rằng, Seoul và Washington cần sớm tổ chức đối thoại song phương mang tên Nhóm Tham vấn và chiến lược răn đe mở rộng" (EDSCG) theo thỏa thuận mà lãnh đạo 2 nước đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 5 vừa qua. (Yonhap)
Ông Park cũng cho rằng, Triều Tiên đã hoàn tất công tác chuẩn bị để tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên của nước này kể từ năm 2017. (Reuters)
Châu Mỹ:
Theo những nguồn tin thạo tin, các quan chức Lầu Năm Góc hồi tuần trước đã thông báo với Chủ tịch Hạ viện về tình hình căng thẳng ở khu vực Đài Loan. Cuộc họp này còn có sự tham gia của đại diện Nhà Trắng.
Các nguồn tin cho hay, họ hy vọng có thể báo trước với bà Pelosi về tính rủi ro của chuyến đi mà không cần trực tiếp nói rằng bà đừng đi. Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ không có kế hoạch chính thức cấm chuyến thăm. (CNN)
Châu Phi:
Đại diện của WHO tại Uganda Yonas Tegegn Woldemariam đã chuyển các bộ xét nghiệm trên cho Bộ trưởng Bộ Y tế nước chủ nhà Ruth Aceng và khẳng định cam kết của WHO về việc hỗ trợ tăng cường năng lực xét nghiệm của Uganda. (THX)
Khi đến nơi, ông đã có cuộc gặp ngắn với Bộ trưởng Ngoại giao Ethiopia Demeke Mekonnen.
Trong ngày 27/7, Ngoại trưởng Lavrov đã hội đàm với nhà lãnh đạo cao nhất của Ethiopia và thảo luận về chương trình nghị sự quốc tế, khu vực và hợp tác song phương. (Sputnik)
Đặc phái viên Hammer bày tỏ mục đích trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới khu vực là để lắng nghe ý kiến của đối tác Ai Cập về vấn đề quan trọng liên quan đến GERD và hiểu rõ hơn nhu cầu về nước của quốc gia Bắc Phi.
Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh sự ủng hộ của Washington “đối với một giải pháp ngoại giao dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi để đạt được một thỏa thuận đáp ứng các nhu cầu lâu dài của mọi người dân sinh sống dọc theo sông Nile”. (AFP)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận